Transimex (TMS): Lợi nhuận quý 1/2022 cao gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt 60% kế hoạch cả năm

Transimex (TMS): Lợi nhuận quý 1/2022 cao gấp gần 3 lần cùng kỳ, đạt 60% kế hoạch cả năm

Doanh thu tài chính, lãi liên doanh liên kết và lãi khác của Transimex (TMS) đều tăng cao gấp vài lần so với cùng kỳ năm ngoái.

TMS: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Transimex (mã chứng khoán TMS) đã công bố BCTC quý 1/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.

Cụ thể doanh thu thuần đạt 1.668 tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên lãi gộp còn 146,6 tỷ đồng – tăng 30% so với quý 1/2021.

Trong kỳ doanh thu tài chính tăng mạnh từ 8,8 tỷ đồng lên 65,3 tỷ đồng, hoạt động liên doanh liên kết lãi 160 tỷ đồng cao gấp 3,6 lần cùng kỳ, hoạt động khác lãi 7,4 tỷ đồng.

Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí Transimex lãi sau thuế 263 tỷ đồng cao gấp 2,6 lần quý 1/2021. LNST thuộc về công ty mẹ là 248 tỷ đồng tương đương EPS đạt 2.484 đồng.

Năm 2022, TMS đặt kế hoạch doanh thu 3.455 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 498 tỷ đồng, lần lượt bằng 54,1% và 71,5% so với thực hiện trong năm 2021.

Như vậy với kế hoạch này kết thúc quý 1, TMS đã hoàn thành được 48% mục tiêu về doanh thu và gần 60% mục tiêu về lợi nhuận.

Tính tới 31/03/2022, TMS đang có 8 công ty liên kết trong đó công ty đang sở hữu 50% vốn điều lệ, tương ứng 683,6 tỷ đồng tại Nippon Express, đây là khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết lớn nhất của công ty. Tuy nhiên mới đây, TMS đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi khoản đầu tư tại liên doanh là Công ty TNHH Nippon Express Việt Nam (NEVN). 

Ban lãnh đạo Transimex cho biết, từ năm 2016 đến nay, đã nhiều lần Nippon Express Company Limited gửi thư, cử đại diện cấp cao đến gặp đại diện Transimex để thảo luận, đàm phán cũng như đề nghị mua lại phần vốn góp của Transimex tại NEVN theo nhiều phương án. Bên cạnh đó tất cả các công ty logistics nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều trở thành công ty 100% vốn nước ngoài hoặc phía đối tác ở Việt Nam chỉ giữ một tỷ lệ tượng trưng (có trường hợp chỉ 1%).

Do đó, Transimex muốn thoái vốn tại NEVN để có nguồn lực (cả về tài lực và vật lực) cho những hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty như có thêm nguồn thu tài chính để đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng logistics.

Trên thị trường, cổ phiếu TMS thu hút sự chú ý với chuỗi tăng khá ấn tượng trong thời gian gần đây hiện đạt mức giá 110.200 đồng/cp – nếu so với mức giá từ đầu năm ngoái TMS đã bứt phá gấp 3,5 lần. Như vậy, cổ phiếu TMS đã chính thức gia nhập câu lạc bộ “ba chữ số” (cổ phiếu có mức giá trên 100.000 đồng).

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: