Gần nhất, FLC đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022, ghi nhận lỗ ròng 466 tỷ đồng
FLC: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố Quyết định chuyển cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát kể từ ngày 12/05/2022.
Lý do HoSE đưa ra do FLC chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
Trước đó, cuối tháng 4, FLC cùng với hai mã cùng hệ sinh thái là ROS của Xây dựng FLC Faros và HAI của Nông dược H.A.I bị HoSE đưa vào diện cảnh báo với cùng nguyên nhân là chậm công bố thông tin báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 15 ngày so với thời hạn quy định.
Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt hiện đang là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC Group nhưng ngày 30/3, công ty kiểm toán này đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy BCTC năm 2021 của FLC đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn.
FLC cho biết đang gấp rút tìm kiếm đơn vị kiểm toán mới trong danh sách được chấp thuận.
Chốt phiên 5/5, thị giá FLC đạt 7.820 đồng/cp.
Gần nhất, FLC đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2022, ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.085 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh dưới giá vốn khiến FLC lỗ gộp hơn 14 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 108 tỷ.
Đặc biệt, chi phí tài chính tăng đột biến gấp 3 lần lên 161 tỷ đồng, chủ yếu do tăng chi phí lãi vay và dự phòng các khoản đầu tư.
Ngoài ra, FLC còn chịu lỗ 265 tỷ đồng vì khoản đầu tư trong các công ty liên doanh – liên kết. Tính đến thời điểm 31/3/2022, FLC đang chịu lỗ hơn 651 tỷ đồng từ mảng hàng không (hiện nắm 21,7% vốn tại Bamboo Airways).
Kết quả, FLC báo lỗ ròng 466 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, trong khi quý 1/2021 có lãi ròng 43 tỷ đồng.
Nguồn: cafef.vn