Trong tháng 4 vừa qua, ACV cho biết hiện đã chuẩn bị đủ đối ứng 36.000 tỷ đồng sẵn sàng cho dự án sân bay Long Thành và dự kiến giải ngân 8.500 tỷ đồng cho dự án thành phần 3 và tiếp giải ngân trong những năm tiếp theo.
ACV: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) vừa công bố kế hoạch kinh doanh 2022 đáng chú ý. Cụ thể, sau giai đoạn áp lực bởi Covid-19, Công ty lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.696 tỷ đồng – gấp gần 5 lần so với năm 2021.
ACV cũng lên kế hoạch đầu tư tối đa hơn 20.000 tỷ đồng, trong đó tập trung vào Cảng HKQT Long Thành – Giai đoạn 1 Thành phần 3; Xây dựng Nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất; Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng HK Điện Biên; Mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ – Cảng HKQT Nội Bài; Xây dựng Nhà ga T2 và sân đỗ máy bay Cảng HKQT Phú Bài, Xây dựng Nhà ga T2 và sân đỗ máy bay Cảng HKQT Cát Bi.
Trong tháng 4 vừa qua, ACV cho biết hiện đã chuẩn bị đủ đối ứng 36.000 tỷ đồng sẵn sàng cho dự án sân bay Long Thành và dự kiến giải ngân 8.500 tỷ đồng cho dự án thành phần 3 và tiếp giải ngân trong những năm tiếp theo.
Quý 1/2022, doanh thu tăng mạnh trở lại với 2.118 tỷ đồng
Kết thúc quý 1/2022, ACV ghi nhận doanh thu 2.118 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ 2021) và mức lợi nhuận sau thuế đạt 874 tỷ đồng (tăng 1,5% so với cùng kỳ 2021). Trong tám quý tình từ quý 2/2020, đây là mức doanh thu cao nhất của ACV, mặc dù con số này vẫn chưa phục hồi về cùng kỳ năm 2020 và các năm trước đó, vốn thường giao động trong khoảng hơn 3-4 nghìn tỷ đồng.
Nhờ vào mức giá vốn giảm từ 1.531 tỷ trong quý 1/2021 xuống còn 1454 tỷ trong quý/2022, ACV đã có tăng trưởng về lợi nhuận mặc cho các khoản chi phí tăng và các khoản doanh thu ngoài hoạt động bán hàng và dịch vụ giảm.
Tổng tài sản của công ty tính đến 31/3/2022 đạt 53.836 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ 2021. Lượng hàng tốn kho tăng nhẹ lên 299,7 tỷ đồng. Các khoản nợ của công ty giảm 11% xuống 15482 tỷ đồng trong khi vốn chú sở hữu tăng 1% lên 38353 tỷ đồng đã giúp tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đạt 40%, giảm 6% so với năm ngoái.
Về ngành, dưới góc nhìn phân tích, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong báo cáo mới đây nhận định thị trường hàng không nói chung có sẽ phục hồi tốt trong giai đoạn 2022-2026 do (1) các hạn chế đối hàng không trong nước vẫn ở mức thấp dù số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày gia tăng cùng với (2) tốc độ nhanh hơn dự kiến của Chính phủ trong việc nâng tần suất các chuyến bay quốc tế và mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế vào giữa tháng 3/2022.
Về ACV, hoạt động trong ngành hàng không, hoạt động truyền thống của ACV chịu ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Đơn cử, doanh thu dịch vụ hàng không như phục vụ mặt đất cơ bản trọn gói, dịch vụ soi chiếu an ninh hành lý, hành khách… đều giảm mạnh.
Ngược lại, với lượng tiền lớn, ACV vẫn được bù đắp phần lớn nhờ lãi tiền gửi với gần 1.000 tỷ đồng (Công ty đang có hơn 33.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, tương đương 60% tổng tài sản tính đến ngày 30/6/2021). Ngoài ra, trong kỳ Công ty còn ghi nhận hàng trăm tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá, hỗ trợ lợi nhuận ròng không giảm mạnh.
Nguồn: cafef.vn