Nóng trong tuần: Sốt đất hạ nhiệt, đua nhau bán tháo?

CafeLand – Giá bất động sản sẽ còn tăng cao; Vụ cấp sai 150.000 sổ đỏ tại Quảng Nam: Người dân chịu thiệt, trách nhiệm thuộc về ai; ‘Ôm đất’ lúc đỉnh sốt, nhiều nhà đầu tư ‘sống dở chết dở’ khi đất hạ nhiệt; Cò đất náo loạn vùng ven TP.HCM… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Giá bất động sản sẽ còn tăng cao

Sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch Covid-19, thị trường bất động sản đã dần sôi động trở lại từ cuối năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, sau khi hầu hết các tỉnh thành trên cả nước trở về trạng thái “bình thường mới”. Lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã hoạt động trở lại, tăng gấp đôi so với quý 4.2021. Đáng chú ý, các sàn giao dịch đã chủ động, linh hoạt thay đổi phương án kinh doanh để thích ứng với hoàn cảnh, đã ứng dụng công nghệ vào việc quản lý thông tin, quản lý giao dịch, thanh toán, quảng cáo, chuyển đổi số trong bán hàng.

Cò đất náo loạn vùng ven TP.HCM

Cò đất giới thiệu những mảnh đất lúa, đất nông nghiệp và hứa bao lên thổ cư, hứa phân lô ở Hóc Môn, Củ Chi. Trước thông tin và lời hứa đầu tư của các doanh nghiệp tại hai huyện Hóc Môn, Củ Chi thì giá đất ở hai huyện này tăng dựng đứng, trung bình khoảng 30%-50% chủ yếu do cò đất thổi giá, vẽ bức tranh màu hồng cho người mua như bao chuyển đất lúa thành Đất thổ cư, phân lô đất vườn, thậm chí bao xây dựng trong các khu đất đã có quy hoạch…

Các cò còn liên kết diễn việc mua – bán để đưa người mua vào bẫy, làm méo mó thị trường bất động sản ở khu vực này.

‘Ôm đất’ lúc đỉnh sốt, nhiều nhà đầu tư ‘sống dở chết dở’ khi đất hạ nhiệt

Trước những tín hiệu “sốt đất” vừa nêu, để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, hạn chế đầu cơ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã có động thái “phanh” hoạt động cho vay để kinh doanh bất động sản, thuế áp giá cao theo thị trường.

Trong khi đó, nhiều địa phương như Hà Nội, Bình Phước, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc,… đã đồng loạt ra văn bản chỉ đạo, tạm dừng cấp quyền sử dụng đất để chặn phân lô, bán nền. Đồng thời tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra với hiện tượng bán nhà “hai giá” (giá bán thực tế cao hơn so với giá ghi trong hợp đồng mua bán nhằm mục đích trốn thuế”. Vì vậy, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bắt đầu hạ nhiệt và dần ổn định trở lại.

Vụ cấp sai 150.000 sổ đỏ tại Quảng Nam: Người dân chịu thiệt, trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Nam vừa thống nhất hướng xử lý đối với gần 150.000 sổ đỏ đã được UBND tỉnh cấp cho người dân, nhưng diện tích đất ở chưa được xác định cụ thể. Trên sổ đỏ chỉ ghi diện tích Đất thổ cư hoặc ‘đất ở + đất vườn’.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ghi loại “Đất thổ cư” khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với 148.398 trường hợp. Riêng thị xã Điện Bàn có 13 xã, phường có GCNQSDĐ cấp là “Đất thổ cư” đối với thửa đất có diện tích lớn hơn hạn mức đất ở theo quy định, với tổng số GCNQSDĐ là 21.093 trường hợp.

Sở này cho biết nguyên nhân của việc cấp sai nêu trên là do khi cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định số 64-CP ngày 15/10/1993 về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhiều GCNQSDĐ ghi gộp “đất ở + vườn” thành “Đất thổ cư” mà không tách riêng diện tích đất ở.

Doanh nghiệp nợ thuế đầm đìa đang nắm trong tay những dự án “khủng” như thế nào?

Trong số 30 doanh nghiệp nợ thuế vừa được Cục thuế TP.HCM nêu tên có không ít gương mặt đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Gánh khoản nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng nhưng những doanh nghiệp này đã và đang triển khai các dự án có quy mô ‘khủng” trên địa bàn thành phố.

Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) với khoản nợ 351,8 tỉ đồng, là chủ đầu tư dự án khu đô thị An Phú – An Khánh có quy mô 131ha tại TP. Thủ Đức. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đô thị này, HDTC nhiều lần bị phát hiện sai phạm, xử phạt, và tạm ngưng công trình. Cụ thể, tại dự án Laimian City tọa lạc 3 mặt đường Lương Định Của, Nguyễn Hoàng, Trần Lựu, thuộc khu đô thị An Phú – An Khánh đã “đứng bánh” từ nhiều năm nay.

Làm gì để nhà 300 triệu đồng đến “đúng người, đúng thời điểm”?

“Không thể tin được” là cụm từ được nhiều người chọn để nói về suy nghĩ của mình khi hay tin khu vực vùng ven TP.HCM và Hà Nội sẽ có dự án căn hộ giá chỉ từ 300 triệu đồng. Bên cạnh niềm vui, họ mong muốn chủ đầu tư giữ đúng cam kết đầu tư dự án bài bản và bán cho đúng đối tượng có nhu cầu thực, tránh rơi vào tay người đầu cơ.

Kế hoạch xây dựng 500.000 căn nhà xã hội mà Vinhomes đang hướng tới sẽ giúp giải khát phần nào nhu cầu nhà ở của tầng lớp lao động thu nhập thấp tại các đô thị. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực. Do đó, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp chung tay đầu tư nhà ở xã hội.Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM cho biết, không phải doanh nghiệp không mặn mà đầu tư nhà ở xã hội mà do có nhiều nguyên nhân khiến cho họ dù có muốn cũng không thể làm được.

Lại mở đường, phân lô, sử dụng đất sai mục đích tại Lâm Đồng

Ngày 18/5/2022, UBND huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) phát đi Công văn số 1021/UBND về việc chỉ đạo khẩn trương xử lý việc san gạt, tự ý mở đường, sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn huyện.Theo đó, UBND huyện Di Linh cho biết, thời gian qua, Huyện ủy, UBND huyện nhận được nhiều thông tin phản ánh về tình trạng san lấp mặt bằng, mở đường phân lô bán nền trái quy định trên địa bàn huyện.

Sáng ngày 17/5/2022, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng các phòng, ban liên quan đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế một số khu vực như: phía bên phải qua trạm thu phí (xã Liên Đầm), núi Xà Lùng (xã Liên Đầm, Đinh Trang Hòa), Hồ Kon rum, đường thôn 7 cũ (thửa đất số 88, 90, tờ bản đồ số 21) xã Hòa Trung.

ĐẦU TƯ – TỪ ĐÂU | Có nên sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư giai đoạn này?

Nguồn: cafeland.vn

Bài viết cùng chủ đề: