Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn trên sàn chứng khoán thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn trên sàn chứng khoán thu hàng nghìn tỷ mỗi năm, cổ tức tiền mặt “đều như vắt tranh”

Doanh nghiệp kinh doanh bột sắn chi trả cổ tức đều đặn hàng chục % mỗi năm

Ngày 27/5 tới đây, APFCO sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt 2/2021 với tỷ lệ 25% qua đó nâng tổng mức cổ tức cho cổ đông năm 2021 lên 40% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 10%.

APF: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4 khiến hầu hết cổ phiếu đầu cơ giảm sâu đã mở ra cơ hội để các cổ phiếu có nền tảng kinh doanh ổn định chứng tỏ giá trị. APF của CTCP Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi (APFCO) là một ví dụ khi không bị ảnh hưởng nhiều bởi làn sóng bán tháo, thậm chí còn đang “nhăm nhe” vượt đỉnh cũ.

Cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 65.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 14% từ đầu năm và chỉ còn kém chưa đến 10% so với đỉnh lịch sử đạt được hồi giữa tháng 11 năm ngoái. Vốn hóa thị trường tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm mới chào sàn tháng 6/2017.

APFCO được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nông sản Thực phẩm Quảng Ngãi với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 12,2 tỷ đồng. Đến nay, APFCO đã trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất tinh bột sắn và cồn Ethanol. Bên cạnh một phần xuất bán nội địa, các sản phẩm của APFCO chủ yếu phục vụ xuất khẩu đi các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Nhờ đó, APFCO tạo ra hàng nghìn tỷ đồng doanh thu mỗi năm và liên tục tăng trưởng từ năm 2016. Đến năm 2021, doanh thu của doanh nghiệp này đã đạt gần 5.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Sau giai đoạn thu lãi đều đặn trên dưới trăm tỷ mỗi năm (2015-2019), APFCO bất ngờ lãi đột biến hơn 230 tỷ đồng năm 2020 trước khi con số này giảm xuống gần 183 tỷ đồng năm 2021.

Lợi nhuận giảm so với con số kỷ lục năm 2020 nhưng APFCO vẫn duy trì chi trả cổ tức cao cho cổ đông. Ngày 27/5 tới đây, doanh nghiệp này sẽ chốt danh sách nhận cổ tức đợt 2/2021 với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt. Thời gian chi trả vào ngày 10/6. Như vậy, cổ đông của APFCO sẽ nhận được tổng mức cổ tức cho năm 2021 lên đến 40% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 10%.

APFCO vốn được biết đến là doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức cao đều đặn hàng chục %. Mức cổ tức cho năm 2020 là 50% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu; năm 2019 là 20% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu; năm 2018 là 30% bằng tiền và 10% bằng cổ phiếu,… Đỉnh điểm vào năm 2015, doanh nghiệp này chi cổ tức bằng tiền với tỷ lệ đến hơn 66%.

Bên cạnh những đợt chia cổ tức bằng cổ phiếu, từ sau khi lên sàn, APFCO đã một lần thực hiện tăng vốn thông qua chào bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 5:1 với giá 36.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 10/2017. Hiện tại, vốn điều lệ của doanh nghiệp này đã tăng gấp 16 lần thời điểm ban đầu lên mức 200 tỷ đồng.

Năm 2022, APFCO đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 100 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, cổ đông APFCO còn thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản xuất điện năng lượng mặt trời và mua, bán điện.

Trong quý đầu năm, APFCO ghi nhận 1.761 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ so với cùng kỳ tuy nhiên LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ lại tăng đến gần 80% lên mức 83,5 tỷ đồng nhờ tiết giảm mạnh giá vốn. Với kết quả đạt được, công ty đã hoàn thành 83,5% mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau một quý.

Về định hướng phát triển, APFCO đang tập trung phát triển sản phẩm tinh bột biến tính với kế hoạch sản lượng 2022 tăng 30% so với năm trước. Sản phẩm có hiệu quả kinh doanh cao và đa phần được xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm 2021, công ty đã bước đầu đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giao dịch với các khách hàng lớn như Vedan.

Trong năm 2021, APFCO đã đưa vào hoạt động Nhà máy bột biến tính tại Đăk Tô với công suất 150 tấn/ngày, nâng tổng công suất lên 450 tấn/ngày. Đến trước tháng 9/2022, công ty dự kiến sẽ hoàn thành việc nâng cấp Nhà máy bột sắn Sepone lên 300 tấn/ngày và đang hoàn thiện pháp lý đầu tư dự án tinh bột sắn tại Attapue và Salavan. Ngoài ra, APFCO còn có kế hoạch mở rộng vùng nguyên liệu lên 100.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: