Theo Chủ tịch Eximbank Lương Thị Cẩm Tú, những mâu thuẫn nội bộ đã kết thúc ở nhiệm kỳ VI. Còn ở nhiệm kỳ hiện tại, Hội đồng quản trị đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.
EIB: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Sáng ngày 27/05 Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần thứ 2.
Tính đến 10h30, có 159 cổ đông tham dự, tương đương hơn 1,16 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 99,96% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông tham dự đại hội.
Đoàn chủ tọa bao gồm bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT, ông Ngô Tony – Trưởng ban kiểm soát, ông Trần Tấn Lộc – Tổng giám đốc ngân hàng
Kế hoạch lợi nhuận 2.500 tỷ
Trong năm 2022, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 2.500 tỷ, tăng trưởng 107,5% so với năm trước; quy mô tổng tài sản dự kiến là 179.000 tỷ, tăng trưởng 7,9%; Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư là 147.600, tăng 7,4%; dư nợ tín dụng 127.149 tỷ, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước; Nợ xấu khống chế dưới 1,7%.
Tăng vốn thông qua trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu
Đại hội cổ đông đã thông qua phương án tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận để lại của 5 năm từ năm 2017 đến năm 2021.
Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 245 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu EIB sẽ nhận thêm 2 cổ phiếu mới. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến thực hiện trong năm 2022 sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Số vốn tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng với dự kiến đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, trụ sở làm việc, đầu tư công nghệ,… và mở rộng hoạt động kinh doanh của Eximbank.
Như vậy, đây sẽ là lần đầu tiên Eximbank thực hiện chia cổ tức cho cổ đông kể từ năm 2014. Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2021, Nguyên Chủ tịch ngân hàng là ông Yasuhiro Saitohcho cho biết, năm 2022, Eximbank đã thỏa mãn điều kiện cuối cùng để chia cổ tức. Lần chia cổ tức gần đây nhất là 4% cho năm 2013. Ngân hàng không thể chia cổ tức trong những năm qua do chưa thể tổ chức ĐHCĐ.
Báo cáo kết quả chuyển nhượng hơn 165 triệu cổ phiếu Sacombank
Giải trình về việc bán cổ phiếu Sacombank giai đoạn 2017-2018, ban lãnh đạo Eximbank cho biết trước tháng 11/2017, ngân hàng sở hữu hơn 165 triệu cổ phiếu STB, tương đương 8,76% vốn điều lệ Sacombank. Để đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, Eximbank phải bán ra cổ phiếu STB để giảm sở hữu xuống dưới 5%.
Theo phương án chuyển nhượng được Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM chấp thuận, giá bán tối thiểu mỗi cổ phiếu STB do Eximbank sở hữu phải là 13.000 đồng.
Kết quả, ngân hàng đã bán 142,4 triệu cổ phiếu STB với giá trên mức tối thiểu (13.000 đồng), thu về 2.033 tỷ, tương đương giá bình quân 14.279 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, Eximbank còn bán 22,8 triệu cổ phiếu STB dưới giá tối thiểu (13.000 đồng) và thu về hơn 290 tỷ, tương đương giá bình quân 12.722 đồng/cổ phiếu.
Theo ban lãnh đạo giải trình, năm 2015 và 2016, ngân hàng ghi nhận khoản lỗ lũy kế lần lượt là 817,4 và 463,1 tỷ. Việc thực hiện thoái vốn cũng đã đóng góp 647,6 tỷ tiền lãi và giúp ngân hàng không bị rơi vào diện hủy niêm yết do bị lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp.
Phần thảo luận đại hội
Cổ đông: Ngân hàng sẽ chia cổ tức thế nào?
Bà Lương Thị Cẩm Tú: Năm nay, ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ chia là 20%.
Cổ đông:Có còn tình trạng đấu đá nội bộ?
Theo bà Lương Thị Cẩm Tú, những vấn đề cổ đông đề cập đã kết thúc ở nhiệm kỳ VI. Còn ở nhiệm kỳ VII, tức nhiệm kỳ hiện tại, Hội đồng quản trị đề ra mục tiêu đặt lợi ích cổ đông và phát triển ngân hàng lên hàng đầu.
Cổ đông:Cơ sở nào để đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi?
Ông Trần Tấn Lộc – Tổng Giám đốc: Ngân hàng tự tin thực hiện được mục tiêu này. Hiện tại, ngân hàng đã và đang cơ cấu lại nguồn vốn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khác, đi kèm với đó là phấn đấu cắt giảm chi phí. Ngoài ra, ngân hàng cũng đẩy mạnh xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng và kỳ vọng hoàn nhập lợi nhuận trong thời gian tới
Cổ đông: SMBC thoái vốn sẽ thế nào?
Bà Lương Thị Cẩm Tú: Cổ đông chiến lược SMBC chỉ mới thông báo chấm dứt thỏa thuận chiến lược. Hiện nay, SMBC vẫn là cổ đông lớn của Eximbank. Hội đồng quản trị vẫn chưa nhận được thông tin về việc thoái vốn từ phía SMBC.
Cổ đông: Lợi thế cạnh tranh là gì khi ngân hàng có vẻ đang tuột lại phía sau?
Ông Trần Tấn Lộc: Với tên tuổi và uy tín cùng sự quyết liệt điều hành của ban lãnh đạo thì Eximbank sẽ có thể sớm rút ngắn khoảng cách với các ngân hàng phía trước.
Có hay không sự đan xen lợi ích giữa các nhóm cổ đông?
Bà Lương Thị Cẩm Tú: Không có nhóm lợi ích chi phối hoạt động Eximbank. Tinh thần nhiệm kỳ VII là phát triển tốt nhất lợi ích của các cổ đông. Nếu các cổ đông có hệ sinh thái muốn tham gia hỗ trợ thì ngân hàng rất đón nhận nhưng phải luôn đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đều được thông qua.
Tin tức sự kiện về:
Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>
Nguồn: cafef.vn