Khi các thị trường chứng khoán và bất động sản không còn “màu hồng” và lượng tiền gửi vào các ngân hàng liên tục tăng, câu chuyện lãi suất tiền gửi đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
-
Logic hợp lý để lý giải cho đà tăng giá của bất động sản đó là sự đi lên của nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn 2020-2021, điều đó lại không xảy ra.Tại: Các ngân hàng có thể lùi thêm một bước trong việc tham gia trái phiếu doanh nghiệp
-
Cần phải có sự kiểm soát tín dụng vào chứng khoán và bất động sản để hạn chế mối quan hệ đầu cơ – lạm phát.Tại: Đầu cơ khi đồng tiền lạm phát?
Nhiều báo cáo gần đây cho thấy, lạm phát ở các quốc gia hàng đầu châu Âu và châu Mỹ đã lên đến mức kỷ lục trong vòng 5 thập kỷ trở lại đây. Tại Đức, con số này là 7,9%, Tây Ban Nha – 8,5%, Mỹ là 8,3% và Anh là 9%.
Nguyên nhân chính gây ra lạm phát ở các quốc gia kể trên được giới phân tích nhận định là do giá dầu tăng cao cùng với việc đứt gãy chuỗi cung ứng.
Trong nước, theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước. Trong đó, giao thông vận tải với mức tăng 2,34% đang là tác nhân gây áp lực lớn nhất lên mặt bằng giá.
Trên lý thuyết, trong bối cảnh lạm phát, để đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền, các ngân hàng thường sẽ nâng mức lãi suất huy động. Khi các thị trường chứng khoán và bất động sản không còn “màu hồng” và lượng tiền gửi vào các ngân hàng liên tục tăng, câu chuyện lãi suất huy động đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Tình hình lạm phát sắp tới sẽ thế nào?
Theo TS Đinh Thế Hiển, “Hiện dư luận đang đề cập đến lạm phát cao như một sự cổ vũ cho đà tăng giá của bất động sản. Lạm phát cao là phải ở mức 7-8%, nếu duy trì ở mức trên dưới 4% thì không gọi là cao”.
Chuyên gia cho biết, bên cạnh xem xét con số cũng phải xem xét nguồn gốc của lạm phát. “Bão giá” chỉ đáng lo ngại khi nó xuất phát từ việc nhà nước bơm tiền không tương xứng với tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, loại lạm phát này sẽ không xảy ra. Vì hiện nay Chính phủ đang quản lý rất chặt dòng tiền nóng, dòng tiền dưới chuẩn và dòng tiền đầu cơ. Cụ thể hơn là dòng tiền từ các NHTM chảy vào các doanh nghiệp bất động sản thông qua thị trường trái phiếu, hoặc hoạt động tín dụng.
“Chủ trương của Chính phủ là sẽ không cho các ngân hàng múa may, hay dòng tiền đổ ‘ào ạt’ vào đầu cơ tài chính hay bất động sản, vì thế cũng sẽ không có lạm phát cao” – ông Hiển nhận định.
Áp lực giá cả hiện nay chủ yếu là do chi phí đẩy. Trong đó, các tác nhân chính là giá xăng dầu và dứt gãy chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, vấn đề này là không đáng lo ngại, vì lực cầu vẫn còn đang yếu.
Chuyên gia dự báo, lạm phát 2022 có thể cao hơn các năm trước song sẽ có nhiều khả năng chỉ xoay quanh 4% và ở mức chấp nhận được.
Mức lạm phát này có thể khiến cho đời sống người dân chịu một sức ép nhất định do tiền lương không thể tăng thực mà lại phải gánh thêm chi phí tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó không thể tạo ra một đà tăng giá mạnh ở các tài sản.
Vì sao ngân hàng vẫn tăng lãi suất huy động dù dòng tiền đổ về ngân hàng khá mạnh?
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong thời gian quý I, dòng tiền đổ vào tiền gửi tiết kiệm đã liên tục lập các kỷ lục mới. Dù lượng tiền đổ vào khá lớn, song các ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trong cuộc đua lãi suất huy động. Hiện lãi suất cao nhất ở nhiều nhà băng đã vượt 7%/năm.
Theo chuyên gia giải thích, trước đây, các ngân hàng đã cho vay bất động sản khá nhiều. Trong điều kiện hoạt động bình thường, dòng tiền thu nợ từ các công ty nhà đất vẫn ổn định.
Tuy nhiên, trong tình trạng bất ổn, giá tăng vượt nhu cầu bình thường, sẽ đến lúc người mua chững lại và không tham gia nữa. Điều này có thể được nhìn thấy khá rõ trong thời gian vừa qua.
Các nhà đầu tư bất động sản có quy mô tài sản trung và lớn có thể không bán được hàng. Từ đó, không có dòng tiền từ khai thác kinh doanh để trả lãi đúng hạn cho ngân hàng, buộc các nhà băng phải tăng cường huy động, đảm bảo thanh khoản. Hiện nay, mức tăng lãi suất này là vẫn còn chấp nhận được, áp lực chỉ nằm chủ yếu ở một số ngân hàng nhỏ.
Từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi sẽ ra sao?
TS Đinh Thế Hiển cho biết, lãi suất gửi ngân hàng ở Việt nam hiện vào khoảng 6,5-7%/năm, lãi suất này thường bị đánh giá là nhỏ hơn nhiều so với tỷ suất sinh lợi từ đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với mức lạm phát 4%, lãi suất này là cao hơn rất nhiều.
“Giả sử mức lạm phát là 4% và lãi suất huy động là 6%. Điều này có nghĩa là lãi suất đã cao hơn 50%” – ông Hiển cho biết.
Bên cạnh đó, kênh cạnh tranh với lãi suất ngân hàng là trái phiếu cũng bị hạn chế, lãi suất ngân hàng cũng vì thế mà ít còn khả năng tăng cao hơn nữa.
Dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động sẽ xoay quanh mức 6,5-7%. Mức lãi suất cao nhất có thể có là 7,5% và nó sẽ chỉ xuất hiện ở một số ngân hàng nhỏ.
Sự kiện:
Dịch chuyển dòng tiền
Xem tất cả >>
- Trước áp lực lạm phát, lãi suất huy động từ nay đến cuối năm sẽ thế nào?
- Ngân hàng đua nhau tung ưu đãi hút tiền gửi
- Lộ diện ngân hàng tăng lãi suất huy động mạnh nhất từ đầu năm đến nay, cộng thêm tới 1,5%/năm
- Trạm kế tiếp của dòng tiền
- Đầu tháng 6, có dưới 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao nhất?
Nguồn: cafef.vn
TÁC GIẢ KHÁC
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng