Kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải quyết tình trạng chênh lệch quá cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới, cần sửa Nghị định 24, xóa độc quyền vàng miếng SJC như hiện nay. Thay vào đó, nên đa dạng thương hiệu vàng, dựa trên xác định tuổi vàng.

PGS.TS Ngô Trí Long

86 bài viết
  • Để giảm thiểu tình trạng chênh lệch giá vàng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thì NHNN cần sớm trình Chính phủ lộ trình thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia.
    Tại: Cần lộ trình sớm thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia
  • Do mới qua dịch tả lợn châu Phi tâm lý người dân còn e ngại nên tái đàn rất ít, cung – cầu mất cân đối. Người nuôi lợn lúc này thu được lợi nhuận cao nhưng cũng phải thận trọng, bởi vì lợi nhuận cao sẽ lại tái đà
    Tại: Giá thịt lợn cao kỷ lục và tiếp tục tăng có cần thiết nhập khẩu thịt lợn

Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu lý do chênh lệch giá vàng SJC trong nước và thế giới. Cùng với đó, NHNN sẵn sàng phương án can thiệp thị trường nếu cần thiết.

Đánh giá về trả lời của lãnh đạo NHNN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nguyên nhân cốt lõi khiến tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng (thời điểm cao nhất) do Việt Nam độc quyền thương hiệu vàng SJC.

Theo ông Long, về nghiệp vụ vàng, người mua vàng thế giới qua tài khoản, khi về Việt Nam phải đổi thành vàng vật chất (do Việt Nam không có sàn giao dịch vàng). Hiện nay, Việt Nam không sản xuất được vàng, phải nhập khẩu. Giá vàng thế giới khi về Việt Nam cộng thêm khoảng 2 triệu đồng/lượng tiền thuế phí, nhưng mức chênh lệch lên đến gần 20 triệu rất bất hợp lý.

“Nguyên nhân cốt lõi là Việt Nam độc quyền một thương hiệu vàng SJC. Trong khi chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới cao như thời gian gần đây là bất hợp lý. Đằng sau thương hiệu vàng miếng SJC liệu có lợi ích nhóm hay không? Bởi các loại vàng có tuổi 9999 giá chỉ dao động 54-55 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng thế giới, trong khi giá vàng miếng SJC gần 70 triệu đồng/lượng”, ông Long nói.

Theo ông Long, sau thời gian dài áp dụng nhằm chống vàng hoá nền kinh tế, Nghị định 24 đã đến lúc cần sửa đổi cho phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập thế giới. Nhiều nước trên thế giới đánh giá thương hiệu vàng dựa vào xác định tuổi vàng, chủ yếu tuổi vàng 9999. Khi sửa Nghị định 24 để không còn độc quyền vàng miếng SJC và đa dạng thương hiệu vàng dựa trên cơ sở xác định tuổi vàng, sẽ không còn tình trạng giá vàng miếng trong nước chênh lệch quá cao so với thế giới.

Theo ông Long, ông từng tham dự nhiều hội thảo về sửa Nghị định 24 với mục tiêu cho phù hợp với thông lệ quốc tế, thế nhưng do vướng nhiều quy định nên nhiều vấn đề chưa thể thực hiện sửa đươc.

Theo một chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới lên đến gần 20 triệu là bất hợp lý so với quy luật cung cầu. Việc giá vàng miếng trong nước giữ ở mức cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu vàng miếng từ nước ngoài vào Việt Nam.

TÁC GIẢ KHÁC

  • PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

    Chuyên gia Kinh tế tài chính

    10 bài viết – Mới nhất: Chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng: Hạn chế rửa tiền?
  • PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

    Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing

    53 bài viết – Mới nhất: Nếu lạm phát tăng cao phải thắt chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất
  • Chuyên gia Đinh Thế Hiển

    28 bài viết – Mới nhất: Trạm kế tiếp của dòng tiền

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: