Ứng phó với áp lực tăng lãi suất

Áp lực tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam càng lớn khi lạm phát đang có xu hướng tăng cao và các NHTW tăng mạnh lãi suất cơ bản.

TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia tài chính ngân hàng
275 bài viết
  • Tôi cho rằng ngoài việc chúng ta phục hồi kinh tế, năm nay cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có câu chuyện về lạm phát, rủi ro hệ thống tài chính, nhất là thị trường chứng khoán và bất động sản- không có nghĩa là siết chặt nhưng phải lành mạnh hoá.
    Tại: Rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức “Trung bình cao”
  • Về lâu dài, cần quản lý các ngân hàng bằng các chỉ số tài chính thay vì công cụ hành chính là trần tăng trưởng tín dụng. Đến nay, rất ít quốc gia trên thế giới còn sử dụng công cụ giao chỉ tiêu tín dụng.
    Tại: Khó bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng ngay, vì sao?

Sau động thái FED tăng 75 điểm lãi suất cơ bản, một loạt NHTW các nước khác cũng đã có quyết định tương tự. Do đó, giới chuyên gia ở Việt Nam bắt đầu đề cập nhiều hơn về khả năng NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành trong thời gian tới.

Chịu nhiều áp lực

Theo nhóm nghiên cứu tại HSBC, NHNN có thể phải tăng lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm trong quý 3/2022, trước khi tăng lãi suất ba lần (mỗi lần 0,25 điểm phần trăm) trong năm 2023.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) cũng có nhận định như vậy, nhưng cho rằng viễn cảnh này có thể diễn ra vào các tháng cuối năm 2022, nhằm đưa lãi suất tái cấp vốn lên 4,5%.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định, khi 2 năm qua NHNN đã duy trì chính sách nới lỏng. Nhưng cũng có những đánh giá tin rằng, NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách này ít nhất cho đến hết năm nay.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù Việt Nam chịu áp lực từ xu hướng thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu nhằm kiểm soát lạm phát.

Linh hoạt điều hành chính sách

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng nhẹ trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng đang ngày càng bị thu hẹp; nhu cầu tín dụng có sự tăng trưởng tích cực. Còn trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất có thể tăng lên, nhưng vẫn giữ được ổn định nếu NHNN can thiệp để bình ổn thị trường. Với tất cả những áp lực này, mặt bằng lãi suất trong nước có xu hướng tăng.

Để giữ ổn định, hoặc giảm được lãi suất cho vay, theo TS. Cấn Văn Lực, các TCTD phải cắt giảm chi phí hoạt động, vận hành. Đồng thời, NHNN cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt khi có sự thay đổi chính sách tiền tệ mạnh hơn của các NHTW, phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát.

“Mặc dù chịu nhiều áp lực, nhưng Việt Nam hiện vẫn duy trì kinh tế vĩ mô ổn định. Do đó, NHNN có lẽ chưa cần vội vàng tăng lãi suất điều hành để ứng phó. Lạm phát tăng cao đến từ chi phí đẩy, như giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chứ không đến từ yếu tố cung tiền”, TS. Cấn Văn Lực phân tích.

TÁC GIẢ KHÁC

  • PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

    Chuyên gia Kinh tế tài chính

    12 bài viết – Mới nhất: Giao dịch chứng khoán và BĐS trầm lắng, tiền gửi vào ngân hàng cũng tăng chậm, vậy dòng tiền đã chuyển hướng đi đâu?
  • TS. Lê Xuân Nghĩa

    Chuyên gia tài chính ngân hàng

    68 bài viết – Mới nhất: Vì sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc đua lãi suất toàn cầu?
  • Luật sư Trương Thanh Đức

    77 bài viết – Mới nhất: Giá vàng ảnh hưởng đến đời sống người dân và nền kinh tế thế nào?

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: