FLC tính “chuộc lại” tòa tháp 265 Cầu Giấy: OCB có cho?

FLC tính "chuộc lại" tòa tháp 265 Cầu Giấy: OCB có cho?

Trong cuộc trao đổi với VietTimes cách nay ít tháng, một lãnh đạo cấp cao của OCB từng khẳng định quan điểm sẵn sàng cho FLC chuộc lại tài sản.

FLC: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) vừa thông qua việc FLC cùng với CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes (FLCHomes) mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB).

HĐQT FLC cũng cho phép bán/chuyển nhượng tòa nhà 265 Cầu Giấy cho bên thứ ba khác với giá trị tối thiểu 2.000 tỉ đồng (đã bao gồm thuế GTGT và không bao gồm giá trị của phần diện tích đất đã bán) sau khi đã hoàn tất thủ tục mua lại tòa nhà này.

Giá chuyển nhượng được xác định bởi bên thứ ba là đơn vị thẩm định giá độc lập.

Đáng chú ý, trong cuộc trao đổi với VietTimes cách nay ít tháng, một lãnh đạo cấp cao của OCB từng khẳng định quan điểm sẵn sàng cho FLC chuộc lại tài sản. “Họ không thanh toán được các nghĩa vụ nợ đã cam kết nên chúng tôi buộc phải siết tài sản. Tuy nhiên, trong tương lai, nếu mọi chuyện ổn hơn, FLC khá lên, thu xếp được nguồn lực, OCB sẵn sàng tạo điều kiện cho họ chuộc lại. Tôi đã từng nói rõ quan điểm với họ như vậy” – ông này nói.

Nguồn tin từ một chủ nợ lớn của FLC xác nhận với VietTimes cách đây ít tuần, rằng họ có nhận được liên hệ làm việc của một số bên để tìm hiểu thông tin nhằm phục vụ cho việc xem xét “mua lại nợ” của nhóm FLC.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 29/6, FLC đã sử dụng một loạt bất động sản tại tỉnh Gia Lai để bảo đảm nghĩa vụ tài chính của mình và Công ty TNHH MTV FLC Land phát sinh tại OCB.

Mục đích bảo đảm, theo quyết nghị của HĐQT FLC, là để đổi chấp một phần và/hoặc toàn bộ các tài sản thế chấp đang đảm bảo cho một số nghĩa vụ nợ và đề nghị OCB xuất trả tài sản cho công ty.

Như VietTimes từng đề cập , dự án tòa tháp văn phòng tại số 265 Cầu Giấy do FLC làm chủ đầu tư, được khai trương vào năm 2019, quy mô 4 tầng hầm và 38 tầng nổi, tổng diện tích mặt sàn là 101.108 m2.

Tháng 11/2020, tòa nhà này được FLC gán cho OCB để cấn trừ toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình và một số công ty cùng nhóm. FLC sau đó thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này từ OCB để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì hành vi thao túng giá chứng khoán, ngày 1/6/2022, logo ‘FLC Group’ đặt phía trước tòa tháp văn phòng tại số 265 Cầu Giấy bất ngờ bị tháo dỡ, làm dấy lên những đồn đoán về việc chuyển hội sở của FLC và hãng bay trực thuộc, là Bamboo Airways.

Tuy vậy, đến thời điểm này, toà tháp trên hiện vẫn là nơi đặt địa chỉ trụ sở chính FLC Group và nhiều công ty thành viên như: Bamboo Airways, FLC Faros.

Trong một diễn biến đáng chú ý, sáng 2/7, FLC sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 (EGM 2022) để thông qua việc miễn nhiệm chính thức chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Trịnh Văn Quyết , bà Hương Trần Kiều Dung và ông Lã Quý Hiển ; đồng thời bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT.

Cùng với đó, EGM 2022 của FLC sẽ bầu bổ sung 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021 – 2026, bao gồm: ông Vũ Minh Tuấn (SN 1986) – Trợ lý Phó Tổng giám đốc thường trực, Phó ban tài chính FLC; ông Nguyễn Xuân Hòa (SN 1983) – Phó Trưởng ban đầu tư 3 FLC; và ông Nguyễn Quang Thái (SN 1984) – Kế toán trưởng CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Incons./.

Tin tức sự kiện về:
Công ty cổ phần Cao su Việt Nam

Xem tất cả >>

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: