Kết phiên giao dịch, có 18/27 mã ngân hàng giảm giá với SGB lao dốc mạnh nhất (-8%). Trên sàn HoSE, LPB và SHB cùng giảm sàn trong khi sắc xanh đã trở lại với MBB, ACB, STB và VCB.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp ”rực lửa” trong ngày 20/4 do áp lực bán tăng mạnh vào cuối giờ chiều. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 21,73 điểm (-1,55%) xuống 1.384,72 điểm; HNX-Index giảm 12,65 điểm (-3,22%) xuống 380,04 điểm; UPCoM-Index giảm 1,92 điểm (-1,77%) xuống 106,4 điểm.
Tại nhóm ngân hàng, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế với 18/27 mã niêm yết và giao dịch trên thị trường UPCoM giảm giá. Trong đó, SGB của Saigonbank là mã lao dốc mạnh nhất khi mất 8% giá trị và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày tại 16.100 đồng/cp. Dù vậy, chỉ có hơn 40.000 cổ phiếu SGB được giao dịch trong ngày hôm nay với giá trị chưa đến 700 triệu đồng.
Hai mã ngân hàng khác trên thị trường UPCoM là VAB, VBB và BVB cũng đều giảm giá trên dưới 7%. Trong đó, BVB có lúc đã giảm gần 13,8% xuống còn 15.000 đồng/cp.
Trên sàn HoSE, LPB và SHB cùng giảm sàn. Đây là phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp của LPB; trong khi SHB cũng bay gần 6,7% vào ngày hôm qua dù được xuất hiện cầu bắt đáy mạnh tại phiên ATC.
Đáng chú ý, hôm nay là ngày SHB tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022. Tại đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 11.686 tỷ đồng, tăng tới 87%. Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 36.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Ngoài những mã kể trên, một loạt cổ phiếu ngân hàng cũng giảm sâu trong ngày hôm nay như ABB và OCB (-3,7%), VIB (-2,7%), BAB (-2,5%).
Ở chiều ngược lại, NVB là mã có diễn biến giá tốt nhất ngành ngân hàng khi tăng 5,3% với thanh khoản ở mức cao. Trước đó, NVB đã giữ giá rất tốt trong những phiên giao dịch gần đây bất chấp thị trường chung và cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh.
Bên cạnh NVB, sắc xanh cũng đã trở lại một số cái tên như KLB (+1,2%), VCB (+0,9%), ACB (+0,8%), MBB (+0,7%), STB (+0,2%),…Ba mã đứng giá tham chiếu gồm có PGB, BID và MSB.
Về thanh khoản, VPBank tiếp tục dẫn đầu toàn thị trường với hơn 21,3 triệu cổ phiếu được giao dịch khớp lệnh. Đứng sau lần lượt là MBB (hơn 13 triệu cp), STB (hơn 12 triệu cp), LPB (hơn 9 triệu cp), …
Đáng chú ý, sau khi giá cổ phiếu ngân hàng liên tục giảm những ngày qua và đang ở vùng hấp dẫn, khối ngoại đã mạnh tay mua vào như SHB, LPB, CTG, STB, SSB, BID. Hôm nay, STB tiếp tục là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với hơn 2,3 triệu đơn vị. Trước đó, nhóm này cũng đã gom ròng hơn 800.000 cổ phiếu STB trong phiên giao dịch hôm qua.
Sự kiện:
Cổ phiếu ngân hàng quý 2/2022
Xem tất cả >>
- LPB và SHB đua nhau giảm sàn, khối ngoại tranh thủ gom mạnh cổ phiếu ngân hàng giá rẻ
- Nhiều cổ phiếu ngân hàng được các ETF mua mạnh, có ngân hàng được mua hơn 6 triệu cp trong kỳ cơ cấu tháng 4
- Cổ phiếu ngân hàng phiên 19/4: Hàng loạt mã “bốc hơi” trên 4%, VPB đứng đầu thanh khoản toàn thị trường
- Nhiều cổ phiếu ngân hàng được giới phân tích đưa ra giá mục tiêu cao, upside tăng giá hàng chục %
- Yuanta: VPBank có thể bán 15% vốn cho đối tác ngoại với giá cao hơn 11 – 17% thị trường
Nguồn: cafef.vn