Chốt phiên 12/7/2022, sau thông tin bán vốn của lãnh đạo, ANV kịch trần và kết tại mức 45.400 đồng/cp.
ANV: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Ông Đỗ Lập Nghiệp – Chủ tịch CTCP Nam Việt (Navico, ANV) – vừa đăng ký bán 450.000 cổ phiếu. Giao dịch dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/7-13/8, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Nghiệp chỉ còn nắm 19.000 cổ phiếu, tương đương 0,01% vốn.
Thông tin trên được đưa ra sau khi ANV và nhóm cổ phiếu cá tra lao dốc mạnh thời gian gần đây. Tính đến phiên sáng 12/7, giá cổ phiếu ANV đã giảm 34% so với đỉnh và nằm trong nhóm lao dốc mạnh nhất trên thị trường chứng khoán kể từ giữa tháng 6/2022.
Chốt phiên 12/7/2022, sau thông tin bán vốn của lãnh đạo, ANV kịch trần và kết tại mức 45.400 đồng/cp.
Về kinh doanh, luỹ kế 5 tháng đầu năm, doanh thu của ANV đạt 2.148 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 479 tỷ đồng, thực hiện được 48% mục tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 449 tỷ đồng. Năm 2022, ANV đặt kế hoạch doanh thu 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 49% và 562% so với kết quả năm 2021.
Kế hoạch đột biến được ANV đề ra trong bối cảnh ngành thuỷ sản nói chung và cá tra nói riêng đón cơ hội lớn hậu Covid-19, đặc biệt tại thị trường xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong suốt gần 6 tháng qua, các nhà máy chế biến cá tra đã chạy hết công suất để phục vụ đơn hàng xuất khẩu. Tính đến cuối tháng 6/2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021.
Lý giải cho sự tăng trưởng này, VASEP cho rằng, hiện có 117 thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá tra Việt Nam, tăng 5 thị trường so với quý 1/2021. Trong tổng các sản phẩm xuất khẩu thì cá tra phi lê đông lạnh tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất 88%, đạt doanh thu 576 triệu USD. Ngoài ra, các sản phẩm khác như cá tra tươi hoặc đông lạnh nguyên con chiếm 11%…
Sự tăng trưởng đồng đều ở hầu hết tất cả các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam như Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc)…. Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt hơn 380 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng Trung Quốc, chính sách Zero Covid-19 tại một số điểm nóng (trong đó có Thượng Hải) dẫn đế các cảng hàng hóa lớn và nhà máy phải đóng cửa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi hàng hóa của nội bộ. Hệ quả, quý 1/2022, nhập khẩu cá thịt trắng của Trung Quốc giảm mạnh; trong đó, khối lượng nhập khẩu cá minh thái từ Nga giảm 60%.
Nhưng đến hết tháng 6/2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn tăng trưởng dương liên tiếp ba con số.
Đối với thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tăng 131%. Hồi giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) – Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra thông báo công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ nâng tổng số nhà máy được công nhận lên con số 19 nhà máy….
Theo chia sẻ người trong cuộc, hiện giá cá tra đã tăng và còn tiếp tục tăng lên từ nay đến cuối năm 2022, giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra thu lãi cao, mặc dù chi phí nuôi (thức ăn cho cá, giá bao bì,…) cũng sẽ leo thang do biến động giá xăng, dầu trong nước và chi phí logistics trong xuất nhập khẩu cũng tăng trong gần 2 năm qua.
Dù phải đối diện với nhiều thách thức, biến động mới, nhưng ngành cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu khả quan cho đến cuối năm 2022. Quan điểm của Chứng khoán BIDV (BSC) tại báo cáo mới nhất, ngành cá tra tại Việt Nam thường vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần nhất 2017-2019); và sau khi chịu tác động bởi giai đoạn đi xuống của ngành vào năm 2019 và 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, BSC cho rằng ngành cá tra sẽ bước vào chu kỳ tăng trong năm 2022.
Nguồn: cafef.vn