Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ 2,44% trong khi lạm phát tháng 6 của Mỹ lên tới 9,1%. Như vậy, lẽ ra VND phải tăng giá so với USD bởi vì so sánh lạm phát của Việt Nam thấp hơn của Mỹ rất nhiều.
-
Tạm thời trong Quý 3 chưa nên đụng đến chính sách tiền tệ. Để chống lạm phát chi phí đẩy thì tăng lãi suất không phải là biện pháp. Điều duy nhất Chính phủ có thể làm lúc này là giảm thuế, trong đó có thuế xăng dầu.Tại: Vì sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc đua lãi suất toàn cầu?
-
Lạm phát trong nước năm nay có thể khá cao, vượt trên ngưỡng 4%, gần gấp 3 năm 2021Tại: ‘Khúc quanh’ mới của lạm phát
Đồng USD liên tục tăng giá và lập đỉnh mới. Tỷ giá USD/VND cũng vừa có quãng tăng khá mạnh. So với cuối năm 2021, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đã tăng 2,3%, trong khi tỷ giá trên bảng niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng đã tăng khoảng 2,5% – mức tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Chưa dừng lại, trong hai ngày 13 và 14/7, thị trường tiếp tục chứng kiến đồng USD bứt phá và đã có những lần cao hơn đồng Euro. Thị trường ngoại hối đang đầy biến động.
Việc đồng USD tăng giá sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam? Liệu các chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua có còn phù hợp trong thời gian tới? BizLIVE có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia về vấn đề này.
NHIỀU VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Thưa ông, sự leo thang của đồng USD và các vấn đề liên quan tác động thế nào đến tỷ giá USD/VND, và đâu là những điểm đáng chú ý trong chuỗi biến động vừa qua?
TS Lê Xuân Nghĩa: Có một điều rất lạ là lạm phát ở Mỹ cao như vậy nhưng đồng USD lại tăng giá và mức tăng đã đạt đến kỷ lục.
Đáng ra lạm phát tại Mỹ cao thì đồng USD phải mất giá nhưng lại tăng giá. Điều này khiến các đồng tiền trong rổ tiền tệ so sánh với đồng USD giảm giá rất mạnh.
Tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng của Việt Nam chỉ 2,44% trong khi con số lạm phát tháng 6 của Mỹ lên tới 9,1%. Như vậy, lẽ ra VND phải tăng giá so với USD bởi vì so sánh lạm phát của Việt Nam thấp hơn của Mỹ rất nhiều. Thế nhưng trên thực tế chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là đảm bảo VND ổn định so với đồng USD, đồng thời cũng để giữ uy tín đối với Bộ Tài chính Mỹ trong việc tuân thủ nghiêm túc cam kết, tránh rơi vào tình trạng “thao túng tiền tệ”.
Tuy nhiên, có một vấn đề khác là lần đầu tiên trong nhiều năm cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam lại thâm hụt. Điều này cho thấy rằng có một sức ép là VND phải mất giá khi cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, cũng như cho thấy cán cân vãng lai của Việt Nam đang rơi vào chu kỳ thâm hụt, chu kỳ này cũng có thể kéo dài.
Cho nên hiện tại Việt Nam đang cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái, chủ yếu là để ổn định lạm phát, vì nếu không hàng nhập khẩu đã đắt lên rồi nhân với tỷ giá hối đoái tăng thêm 3-5% nữa thì sẽ là vấn đề rất lớn.
NHNN sau một thời gian ngắn đã buộc phải dùng dự trữ ngoại tệ bán ra để ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cung cầu của nhập khẩu. Và chuyện này còn có thể kéo dài khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam so với năm ngoái đã giảm đi quá nhiều, năm ngoái là 29% nhưng năm nay 6 tháng chỉ có 17%.
Bên cạnh đó, năm ngoái thặng dư thương mại là 1,8 tỷ USD nhưng năm nay có hơn 0,7 tỷ USD. Điều này cho thấy khả năng thâm hụt cán cân vãng lai có thể còn kéo dài.
Trái lại về phía cán cân tài chính lại có xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp rút vốn ra, điều đó chứng tỏ có một dòng tiền từ khu vực đầu tư trong thị trường chứng khoán đã bắt đầu rút về nước khi nghe tin lãi suất ở Mỹ bắt đầu tăng lên. Điều này cũng hết sức bình thường.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu Việt Nam tiếp tục duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát tương đối thấp thì dòng tiền này có thể quay trở lại khi kinh tế Mỹ bắt đầu rơi vào suy thoái. Bởi cho dù là lãi suất cao nhưng Ngân hàng Trung ương Mỹ khó có thể tăng lãi suất với nhịp độ lớn như vừa rồi nữa. Khi dòng tiền quay trở lại thì cán cân thanh toán tổng thể của chúng ta được một lợi thế là cán cân tài chính, nhất là đầu tư gián tiếp có thể tăng lên.
Đó cũng là điều chính sách tiền tệ của NHNN đang hướng đến, tập trung vào việc ổn định lạm phát và giữ tỷ giá hối đoái.
Ngoài ra, theo tôi, Việt Nam cần phải tiếp tục theo dõi là thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể, số lượng ngoại tệ dùng để cân đối quan hệ cung cầu trong đợt vừa rồi không phải là nhiều, chiếm khoảng 11-12% dự trữ ngoại tệ mà Việt Nam có, nhưng như thế cũng là một cảnh báo nếu để tình trạng kéo dài có thể dự trữ ngoại tệ có thể suy giảm nhiều đi. Tôi hy vọng đến cuối năm nay hoặc năm sau có thể phục hồi lại cán cân thanh toán tổng thể.
CÁCH LÀM CỦA NHNN VỪA QUA RẤT TỐT
Như ông nói ở trên, VND chịu sức ép phải mất giá so với USD. Vậy theo ông mức sụt giảm của VND trong năm nay sẽ vào khoảng bao nhiêu?
Không cần phải dự báo bởi chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ cho đến lúc này VND mới giảm 1,5-1,6%. Do đó đến cuối năm đâu đó cũng chỉ giảm 1,9-2%. Và như vậy cũng là một sự kiềm chế rất lớn của NHNN.
Mỹ lạm phát hiện đã trên 9%, Việt Nam mới 2,44%, lẽ ra chênh lệch này phải tương ứng với chênh lệch của tăng tỷ giá, giá trị của VND phải tăng lên nhưng trái lại trong nước lại đang có hiện tượng thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể.
Như vậy nếu so sánh mặt bằng với Mỹ lẽ ra VND phải tăng giá thêm khoảng 6% nhưng vì chúng ta lại đang có thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cho nên nếu Việt Nam cứ kiên quyết giữ tỷ giá ổn định thì phải tốn nhiều dự trữ ngoại tệ để bán ra mà cân bằng. Cho nên phải cho nhích lên một chút với mức tăng vừa phải, nếu không phía Mỹ lại có thể nói Việt Nam “thao túng tiền tệ”.
Tôi đánh giá cách làm của NHNN trong năm vừa qua rất tốt. Nhờ vậy, cho nên Việt Nam hiện tại mới có thể thở phào trong cơn khủng hoảng bão giá của quốc tế.
Có thể thấy chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới 10%, đi dần vào chỉ số giá tiêu dùng. Rất may chúng ta nhập khẩu chủ yếu để xuất khẩu cho nên 10% này lại đi vào xuất khẩu là phần lớn và đi vào tiêu dùng khá ít.
Dù vậy, có một bộ phận giá cả tiêu dùng, nhất là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam đã có xu hướng tăng trở lại. Tức là 10% này dù xuất khẩu đi vẫn phải tác động vào nội địa. Tôi lấy ví dụ như thức ăn gia súc tăng sẽ làm giá thịt lợn tăng lên, tương tự, phân bón, thuốc trừ sâu,… tăng cũng có thể làm giá nông sản tăng lên.
Năm nay có thuận lợi là mùa vụ của ngành nông nghiệp tốt, nên rau quả không bị thiệt hại nhiều nhưng những người đi chợ vẫn cảm nhận được giá nhiều mặt hàng đang tăng lên. Tóm lại tất cả những thứ đó đều chịu tác động gián tiếp từ việc giá xăng dầu, thức ăn gia súc, phân bón,… và những mặt hàng nhập khẩu tăng giá.
Nếu NHNN duy trì được tỷ giá này cho đến hết năm nay, năm sau Việt Nam có thể sẽ không bị tác động nhiều bởi tình hình kinh tế quốc tế dự kiến sẽ rất xấu.
LỢI NHẤT CÓ THỂ LÀ TRUNG QUỐC
Có ý kiến cho rằng việc chỉ số US Dollar Index tăng lên sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ. Quan điểm của ông thế nào?
Chỉ số US Dollar Index so với các đồng tiền khác đã tăng từ 98 lên 108 nhưng so với 6 đồng tiền chủ chốt khác chứ không so với VND, đồng nghĩa với tỷ giá USD/VND không có nhiều thay đổi, nói cách khác là VND neo theo USD. Cho nên các nước khác xuất khẩu vào Mỹ thời điểm này thì các nước đó có lợi vì đồng USD tăng giá so với đồng tiền nước họ.
Còn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không có lợi nhiều vì đồng USD chỉ tăng giá so với VND khoảng 1,5% trong 6 tháng qua. Trong khi đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác tới 9-10%.
Trong bối cảnh chỉ số US Dollar Index tăng mạnh, tôi cho rằng quốc gia có thể được lợi nhiều nhất có thể là Trung Quốc bởi một mặt được lợi bởi tỷ giá hối đoái và mặt khác được lợi từ sức ép lạm phát cao tại Mỹ. Tại Mỹ mặt hàng tiêu dùng rất lớn, tác động rất nhiều đến đời sống tầng lớn người dân có thu nhập thấp cho nên phải tìm cách giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thậm chí tôi còn nghe được một số ý kiến nhận định nếu Việt Nam duy trì chính sách ổn định tỷ giá kéo dài có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu vì đồng USD tăng giá cũng làm cho VND tăng giá theo so với các đồng tiền khác. Điều đó cũng đúng vì có thể có một tác động ngược trở lại như vậy, tác động bất lợi đến xuất khẩu.
Tuy nhiên, vào giai đoạn hiện tại NHNN đang tập trung vào việc chống lại lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên mục tiêu này được ưu tiên hơn vấn đề khác và có thể chúng ta phải hy sinh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu cao hơn.
Nguồn: cafef.vn
TÁC GIẢ KHÁC
Ông Vũ Việt Dũng
Chủ tịch HĐQT công ty Key Person
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh
Chuyên gia Kinh tế tài chính