Giao dịch chứng khoán và BĐS trầm lắng, tiền gửi vào ngân hàng cũng tăng chậm, vậy dòng tiền đã chuyển hướng đi đâu?

Giao dịch chứng khoán và BĐS trầm lắng, tiền gửi vào ngân hàng cũng tăng chậm, vậy dòng tiền đã chuyển hướng đi đâu?

Khi thanh khoản bất động sản chững lại, chứng khoán vẫn chưa sáng màu, nay tiền gửi ngân hàng cũng quay đầu giảm. Đâu là điểm đến tiếp theo của dòng tiền?

PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

Chuyên gia Kinh tế tài chính
13 bài viết
  • Việt Nam có thể đối đầu với một mức lạm phát cao là chuyện không quá khó lường. Bởi lẽ bên cạnh áp lực lạm phát từ bên ngoài, một số hàng hóa, dịch vụ trước đây được hoãn tăng giá hay miễn giảm vì đại dịch đến nay cũng đã đến hạn phải điều chỉnh tăng.
    Tại: Doanh nghiệp vay vốn cần tính trước tình huống lãi suất có thể lên cao trong thời gian tới
  • Bổ sung quy định chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng giúp ngăn chặn tình trạng mua bán nhà đất 2 giá. Chuyển tiền chuyển nhượng BĐS qua ngân hàng sẽ từng bước góp phần chặn tình trạng kê khai giá nộp thuế thấp hơn giá trị thực để né thuế.
    Tại: Chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng: Hạn chế rửa tiền?

Diễn biến các thị trường thời gian qua

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4, tiền gửi tại các ngân hàng đạt hơn 11,3 triệu tỷ đồng, giảm 11.849 tỷ đồng so với cuối tháng 3. Nguyên nhân chủ yếu do tiền gửi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế sụt giảm tới hơn 69.000 tỷ đồng trong tháng 4. Trong khi đó, tiền gửi dân cư vẫn tăng hơn 57.500 tỷ trong tháng 4 lên hơn 5,5 triệu tỷ đồng.

Tăng trưởng tiền gửi có dấu hiệu tăng chậm lại trong quý 2/2022. Số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố gần đây cho biết, đến ngày 20/6/2022, huy động vốn của các tổ chức tín dụng mới tăng 3,97%. Trong khi trước đó đến hết tháng 4, huy động vốn đã tăng khoảng 3,5%.

Trên thị trường chứng khoán, theo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân một phiên trong tháng 6 vào khoảng 14.529 tỷ đồng, giảm gần 47% so với cuối năm ngoái. Thời gian đầu tháng 7 thanh khoản tiếp tục giảm, chỉ quanh mức 10.000 tỷ/phiên.

 Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu (VBMA) tổng hợp, tính đến ngày 01/07/2022, có 1 đợt phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 100 triệu USD của CTCP VinGroup và 44 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 6 với giá trị là 30.120 tỷ đồng. Trong khi đó vào tháng 12/2021, tổng giá trị trái phiếu phát hành là 65.757 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2022, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng giảm 6% và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường bất động sản, tại lễ công bố báo cáo “Thị trường bất động sản quý II/2022″, Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản (VARS) Nguyễn Chí Thanh cho biết “Các số liệu thống kê của chúng tôi cho thấy thanh khoản trên thị trường bất động sản đang có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt so với giai đoạn sốt đất nửa cuối năm trước và đầu năm nay”.

Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2022 của VARS cũng cho thấy, trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.

Nhìn chung, dòng tiền ở các thị trường tài chính không còn hăng hái như trước, nhưng tiền nhàn rỗi của người dân cũng không chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Dòng tiền vẫn đang chờ đợi những cơ hội mới

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi nền kinh tế phục hồi, nhu cầu về vốn cho sản xuất cũng theo đó mà tăng lên. Để đáp ứng cho vay, các ngân hàng phải tăng cường huy động vốn.

Tuy nhiên, trong 2 năm đại dịch, các hoạt động kinh tế bị gián đoạn, thu nhập và tích lũy của các hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng và không còn quá dồi dào như trước. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải sẵn sàng trả một mức lợi tức hấp dẫn hơn để khiến người dân có thể quay lại với tiết kiệm. Vì lẽ đó mà thời gian qua lãi suất huy động có tăng lên, song nếu so với sự tăng lên của các chi phí sinh hoạt thì mức này vẫn chưa đủ để hấp dẫn để người dân trở lại với tiền gửi. Tăng trưởng tiền gửi ở hộ dân cư cũng có phần chậm lại.

Bên cạnh đó, vẫn còn các thị trường tài sản khác đang sẵn sàng trả một suất sinh lời hấp dẫn hơn khiến cho dòng tiền không còn quá tập trung vào tiền gửi. Như thị trường trái phiếu và bất động sản sau những lần chấn chỉnh cũng đã có nề nếp hơn.

“Việc tăng lãi suất huy động cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra. Cơ quan quản lý vẫn đang cố gắng ổn định và duy trì lãi suất đầu ra ở mức thấp. Nếu việc này có thể thực hiện được thì việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi cũng có thể tốt hơn”, ông Thịnh nhận định.

Song song với việc nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhu cầu vốn còn bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ. Các doanh nghiệp thường sẽ tăng tốc để hoàn thành các chỉ tiêu vào cuối năm. Nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh cũng cao hơn. Vì thế mà họ đã dịch chuyển dòng vốn nằm trong tiền gửi ra để phục vụ cho nhu cầu đó. Điều này đã khiến cho tiền gửi của các tổ chức kinh tế ghi nhận sự sụt giảm,

Thời gian vừa qua, giá cả nguyên vật liệu hàng hóa đầu vào có leo thang, một số doanh nghiệp vẫn chưa vội tích trữ hàng hóa, vì thế mà lượng tiền rút ra về cơ bản vẫn đang nằm trên tài khoản thanh toán.

Đối với các thị trường tài sản như chứng khoán, bất động sản, mặc dù thời gian qua có ghi nhận sự chững lại ở thanh khoản, song dòng tiền đã không quá vội vã tìm đến kênh ngân hàng. Có thể thấy khá rõ điều này ở việc tiền gửi vào kênh ngân hàng tăng trưởng chậm lại. Nó đồng nghĩa với việc dòng tiền vẫn đang chờ đợi những cơ hội để có thể nhập cuộc. Với trái phiếu, sau một thời gian hạ nhiệt, một số doanh nghiệp đang bắt đầu phát hành trở lại và cũng có một bộ phận nhà đầu tư quay lại thị trường này.

TÁC GIẢ KHÁC

  • Ông Vũ Việt Dũng

    Chủ tịch HĐQT công ty Key Person

    6 bài viết – Mới nhất: Người cũ nghỉ, người mới chưa tuyển được: Nhiều ngân hàng lao đao
  • TS. Lê Xuân Nghĩa

    Chuyên gia tài chính ngân hàng

    68 bài viết – Mới nhất: Vì sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc đua lãi suất toàn cầu?

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: