Vốn hóa “bốc hơi” 29.000 tỷ đồng trong chưa đến 1 tuần, Tập đoàn Cao su (GVR) lùi thời hạn họp Đại hội cổ đông

Vốn hóa “bốc hơi” 29.000 tỷ đồng trong chưa đến 1 tuần, Tập đoàn Cao su (GVR) lùi thời hạn họp Đại hội cổ đông

Cổ phiếu GVR lao dốc xuống thấp nhất trong vòng 9 tháng

Cổ phiếu GVR vừa trải qua 4 phiên giảm mạnh liên tiếp khiến thị giá mất gần 20% xuống mức 29.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 9 tháng.

GVR: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã GVR) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc thống nhất gia hạn thời gian tổ chức Đại hội thường niên 2022 đến trước ngày 30/6/2022. Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn cũng chưa chốt danh sách tham dự.

Trên thị trường, GVR là một trong những cổ phiếu vốn hóa lớn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng bán tháo quét qua thị trường vừa qua. Cổ phiếu này vừa trải qua 4 phiên giảm mạnh liên tiếp khiến thị giá mất gần 20% xuống mức 29.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 9 tháng. Vốn hóa cũng theo đó “bốc hơi” hơn 29.000 tỷ đồng (~1,3 tỷ USD trong chưa đầy 1 tuần.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 26.350 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ, thực hiện 98% kế hoạch. Sau khi trừ chi phí, tập đoàn này lãi ròng 5.602 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ qua đó vượt 23% mục tiêu lợi nhuận năm.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) kỳ vọng tăng trưởng doanh thu của GVR trong năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi mảng cao su tự nhiên. Trong khi đó, lợi nhuận sẽ được thúc đẩy bởi thu nhập tài chính tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ các khoản lãi từ việc thoái vốn. CTCK này dự phóng doanh thu của GVR năm 2022 có thể đạt 31.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS đạt 5.300 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 25% so với năm trước.

Đối với năm 2023, VCSC dự báo doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng ở mức một chữ số so với cùng kỳ năm trước, lần lượt tăng 5,9% và 3,0% đạt 32.000 tỷ đồng và 5.500 tỷ đồng, do kỳ vọng mức tăng trưởng của mảng cao su sẽ giảm tốc trong khi thu nhập tài chính cũng giảm so với năm 2022 do không có các khoản lãi lớn từ việc thoái vốn.

Mới đây, trong cuộc họp với UBND tỉnh Bình Phước, ông Lê Thanh Hưng – Tổng giám đốc GVR cho biết, tập đoàn đang quản lý hơn 402.000 ha cao su và dự kiến sẽ dành khoảng 100.000 ha để làm KCN, cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Bình Phước cũng là tỉnh mà VRG đang hướng đến. Những nơi có vị trí thuận lợi, có cùng quy hoạch với địa phương, GVR sẽ tạo điều kiện chuyển đổi để nâng cao khả năng sử dụng đất.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: