Dữ liệu mới nhất về lạm phát của Mỹ hiện đang là tâm điểm chú ý của thị trường, nhất là khi các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu có cơ hội để sửa chữa bất kỳ sai lầm nào trong quá trình quyết tâm giảm lạm phát cao nhất hàng thập kỷ bằng các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ.
Tác động tới thị trường từ chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới lãnh thổ Đài Loan cũng sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ, cũng như các dữ liệu đến từ Trung Quốc và Vương quốc Anh, trong khi Ukraine đang hy vọng vào việc các nhà đầu tư quốc tế sẽ đóng băng các khoản thanh toán nợ.
1 / Lạm phát của Mỹ còn “nóng đỏ” đến mức nào
Dữ liệu lạm phát của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Tư (10/8) sẽ là một “phép thử” quan trọng đối với đợt phục hồi vào mùa hè của chứng khoán Mỹ – chỉ số S&P 500 gần đây đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều tuần.
Chỉ số chứng khoán S&P 500 đã tăng 14% từ mức thấp hồi giữa tháng 6, một phần bởi kỳ vọng rằng Fed sẽ bớt “diều hâu” hơn so với dự đoán trước đây.
Tuy nhiên, các quan chức Fed đã phủ nhận khả năng họ sẽ ít quyết liệt hơn trong cái gọi là “xoay trục ôn hòa”.
Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy lạm phát vẫn chưa đạt đỉnh sau khi Fed đã tăng lãi suất thêm tổng cộng 225 điểm phần trăm thì Fed sẽ còn tiếp tục phớt lờ hy vọng của thị trường về việc sẽ giúp nền kinh tế hạ cánh “mềm”.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy các nhà phân tích dự báo lạm phát của Mỹ trong tháng 7 sẽ tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 9,1% trong tháng 6 – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.
2 / “Sự cố ” ở Phương Đông
Chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan (Trung Quốc) đồng nghĩa với việc căng thẳng Mỹ – Trung đang gia tăng trở lại.
Công bằng mà nói, tình trạng bán tháo trên chứng khoán thế giới và đồng đô la Đài Loan, cũng như xu hướng đổ xô đến các nơi trú ẩn an toàn như trái phiếu Kho bạc Mỹ, đã nhanh chóng lắng xuống.
Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm của thị trường đối với rủi ro chính trị vẫn cao kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, vào tháng Hai.
Kể từ khi xảy ra căng thẳng ở Ukraine, các quỹ đầu tư đã bắt đầu lấn sân sang Trung Quốc một cách thận trọng. Mực dù vậy, các nhà đầu tư sẽ vẫn cảnh giác trước những dấu hiệu rắc rối tiếp theo ở Phương Đông.
3 / Tiền mặt giá rẻ
Tiền mặt rất rẻ ở Trung Quốc, bởi vì sự dồi dào nguồn cung đang tràn ngập trong bối cảnh các biện pháp của chính phủ nhằm hỗ trợ một nền kinh tế bị hạn chế bởi các chính sách Zero-COVID.
Lãi suất chủ chốt đối với tiền tệ, lãi suất repo qua đêm, tại Trung Quốc đang suy yếu xuống mức thấp nhất trong vòng 1,5 năm, dưới 1%, và dữ liệu sắp công bố vào thứ Tư tới sẽ cho thấy trạng thái của các khoản vay mới và tổng cung tiền của Trung Quốc.
Các điều kiện cho vay cần phải dễ dàng bởi quốc gia này ban đầu đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5%. Bắc Kinh đã chuyển mục tiêu sang cố gắng giữ cho nền kinh tế mở rộng trong một “phạm vi hợp lý”.
Rất may, lạm phát giá tiêu dùng của Trung Quốc đã được kiểm soát ở mức 2,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 3%, mặc dù mức đó vẫn là cao nhất gần hai năm. Dữ liệu lạm phát Trung Quốc cũng sẽ được công bố vào thứ Tư (10/8).
Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã có xu hướng thất thường trở lại, với một đợt bùng phát mới vừa xảy ra ở thành phố cảng Yiwu, đe dọa làm trầm trọng thêm nữa chuỗi cung ứng.
4 / Quan sát sự suy thoái kinh tế
Nước Anh sắp rơi vào suy thoái đến mức nào? Đó sẽ là câu hỏi lớn được đặt ra trước khi nước này công bố số liệu tăng trưởng kinh tế, vào thứ Sáu (12/8), sau những dự báo ảm đạm của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).
BoE cho rằng một đợt sụt giảm mới sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, nhưng các nhà dự báo hàng đầu khác, chẳng hạn như Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Quốc gia, cho
Cũng trong ngày 12/8, Anh sẽ công bố dữ liệu cập nhật mới nhất về GDP tháng 6 (so với cùng kỳ năm trước), và quý 2 – những điều có thể làm mất thêm nhiều thời gian của cuộc tranh luận.
5 / Những mối liên quan
Những người nắm giữ trái phiếu quốc tế của Ukraine chỉ được cho thời hạn đến ngày 9 tháng 8 để bỏ phiếu về việc có ủng hộ yêu cầu của Kyiv về việc đóng băng thanh toán nợ trong hai năm hay không khi nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với những tổn thất sau 6 tháng chiến tranh không ngừng.
Chính phủ Ukraine đang đối mặt với khoản trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la sẽ đáo hạn vào ngày 1 tháng 9, khi các nhà hoạch định chính sách phải vật lộn để thu hẹp tỷ lệ thâm hụt tài chính 5 tỷ USD hàng tháng; và GDP dự kiến giảm 35-45% trong năm nay.
Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy các chuyến ngũ cốc xuất khẩu có thể sẽ còn tiếp tục sau khi con tàu đầu tiên rời cảng Ukraine để đi qua eo biển Bosphorus hôm thứ Tư (hôm 3/8). Chúng ta có thể hy vọng lớn rằng những chuyến ngũ cốc này nó sẽ là công cụ đầu tiên giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và cung cấp doanh thu ngoại hối cần thiết cho Ukraine.
Được biết, giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng Hai.
Tham khảo: Refinitiv
Nguồn: cafef.vn