Nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đứng trước cơ hội phá kỷ lục của năm 2021

Nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đứng trước cơ hội phá kỷ lục của năm 2021

13 doanh nghiệp Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics đã báo lãi sau thuế đạt 5.519 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng 61,94% so với cùng kỳ.

HAH: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Cơ hội tiếp tục lập kỷ lục trong năm 2022

Năm 2021 đánh dấu cột mốc chói sáng của các doanh nghiệp Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics. Lợi nhuận của 13 doanh nghiệp theo thống kê của chúng tôi đã đạt 8.621 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, con số này vẫn hoàn toàn có thể vượt qua với kết quả 6 tháng đầu năm 2022. 13 doanh nghiệp đã báo lãi sau thuế đạt 5.519 tỷ đồng, tăng trưởng 61,94% so với cùng kỳ.

Trong báo cáo gần đây của CTCK SSI đánh giá những yếu tố hỗ trợ vẫn tích cực như sản lượng qua cảng có thể tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2022 (10% so với cùng kỳ) do mức so sánh thấp trong cùng kỳ năm 2021 trước khi giảm tốc về mức một chữ số trong 2023.

Cùng với đó, giá cước sẽ cần một thời gian dài để điều chỉnh từ mức đỉnh, giá cân bằng sẽ cao hơn mức trước dịch COVID-19 do các hãng vận chuyển phải chịu chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao hơn nhiều so với trước đây

Và giá thuê tàu có thể duy trì ở quanh mức đỉnh trong nửa cuối 2022, sau đó giảm dần trong 2023 khi cung tàu đóng mới gia nhập thị trường.

Sự hồi sinh ấn tượng của MVN

Trong con số hơn 5.500 tỷ đồng lợi nhuận kể trên, riêng MVN đã đóng góp 38,5% tỷ trọng lợi nhuận nhóm. Đây là con số rất ấn tượng với một doanh nghiệp “tai tiếng” từng ngấp nghé bờ vực phá sản.

Thực tế thì từ năm 2021, MVN đã có sự hồi sinh ấn tượng với mức lợi nhuận xấp xỉ của nhóm 7 doanh nghiệp Cảng biển cộng lại. Đây cũng chính là nhóm những doanh nghiệp luôn thường xuyên có mức lợi nhuận tốt nhất trong nhóm Cảng biển, Vận tải biển và Phụ trợ Logistics.

Cho đến 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của MVN thậm chí còn vượt qua cả 7 doanh nghiệp Cảng biển này, đạt 2.123 tỷ đồng so với 1.825 tỷ đồng.

Tất nhiên, nếu bóc tách sâu về số liệu trên BCTC, nhà đầu tư sẽ cần phải để ý tới việc ghi nhận lợi nhuận khác đạt lên tới gần 590 tỷ đồng, chủ yếu nhờ thu nhập khác nhờ xử lý nợ qua DATC tại công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông là 449,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu loại trừ các khoản lợi nhuận bất thường thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh vẫn tăng trưởng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 2 mảng hoạt động chính của MVN là vận tải biển và khai thác cảng biển đều ghi nhận mức doanh thu cao trong đó doanh thu từ vận tải tăng trưởng 58%.

Với những số liệu tích cực này, trong nửa đầu năm, MVN đã xóa gần 1/2 lỗ lũy kế còn tồn đọng từ các năm trước xuống còn hơn 900 tỷ đồng trong khi vẫn trích lập đáng kể vào quỹ đầu tư phát triển. Nếu vẫn duy trì kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí MVN có thể hoàn toàn xóa hết lỗ lũy kế trong năm 2022, đánh dấu cột mốc quan trọng sau 10 năm tái cơ cấu.

Sức khỏe tài chính các doanh nghiệp trong ngành đều cải thiện

Với các doanh nghiệp còn lại, số liệu kinh doanh của các nhóm Cảng biển, Vận tải và Phụ trợ Logistics cũng là rất tích cực.

Ở nhóm Cảng biển, lợi nhuận của 7 doanh nghiệp đã đạt 1.825 tỷ đồng trong quý 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tới 22,5%.

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất nhóm là Gemadept (GMD) với việc báo lãi 334,17 tỷ đồng, tăng trưởng 86,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc cảng Gemalink có lãi từ quý 3/2021 sau chưa đầy 1 năm đi vào hoạt động đã giúp cho GMD có liền 3 quý tăng trưởng ấn tượng. Đồng thời cũng giúp cho GMD bỏ xa các đối thủ khác về mặt lợi nhuận như PHP (222 tỷ đồng), SGP (116,83 tỷ đồng) và VSC (113 tỷ đồng).

Trong khi đó, với nhóm Vận tải biển, 2 doanh nghiệp được tính đến là HAH và VOS báo lãi tổng cộng 902,76 tỷ đồng, tăng 2,22 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, HAH báo lãi 587,1 tỷ đồng, gấp 3,2 lần lợi nhuận 6 tháng năm 2021. CTCK SSI cũng đánh giá lợi nhuận của HAH sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm 2022 nhờ giá cước và giá thuê tàu vẫn cao.

Còn doanh nghiệp cũng đang tái cơ cấu như MVN là VOS báo lãi 315,65 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng trưởng 42% so với cùng kỳ. Quý 2/2022 cũng là quý thứ 5 liên tiếp VOS có lãi và là cao nhất từ trước đến nay.

Nhóm có lợi nhuận thấp nhất là nhóm Phụ trợ Logistics lại ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tới 53,3% đạt 667,48 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có lãi lớn nhất là TMS với 433,66 tỷ đồng, vượt xa các doanh nghiệp khác như SWC (106,88 tỷ đồng), TCL (69 tỷ đồng) và ILB (57,94 tỷ đồng). So với cùng kỳ, TMS tăng trưởng lợi nhuận tới 91%.

Với kết quả kinh doanh tích cực, các doanh nghiệp ngành đều cải thiện sức khỏe tài chính tốt hơn. Hiện nợ phải trả của Cảng biển chiếm 26% tổng tài sản, nhóm Phụ trợ Logistics chỉ là 40%, Vận tải biển là 50%. Kể cả MVN đã giảm tỷ lệ xuống 51% trong quý 2/2022.

Cùng với đó, lượng tiền đang nắm giữ của 13 doanh nghiệp kể trên cũng đang duy trì cao kể từ quý 4/2021, hiện đạt hơn 6.500 tỷ đồng.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: