Không chỉ là lập kỷ mục mới, đây là những doanh nghiệp chứng kiến lợi nhuận “tăng dựng đứng” so với các quý trước.
DGC: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Câu chuyện tăng trưởng phi mã của Hóa chất Đức Giang (DGC) đã được duy trì suốt nhiều quý. Từ mức lãi chỉ khoảng 200 tỷ/quý của năm 2020, trong quý 2/2022, Đức Giang đã thiết lập kỷ lục mới gần 1.800 tỷ đồng lãi ròng.
Quý 3/2022, công ty dự kiến đạt 1.300 tỷ đồng LNST, tương đương kết quả của quý 1 và quý 4/2021.
Tương tự như DGC, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng có 2 năm bùng nổ liên tiếp nhờ cước vận tải biển tăng. Sau khi hơi chùng xuồng trong quý 1, lãi ròng của HAH đã lập kỷ lục mới 240 tỷ trong quý 2.
Không được ấn tượng như HAH nhưng nhiều công ty logistics, vận tải biển khác cũng lập đỉnh lợi nhuận trong quý vừa qua như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – mã MVN), Vosco (VOS), Vinaship (VNA) hay Gemadept (GMD).
Với giá cước tiếp tục neo ở mức cao, các doanh nghiệp vận tải biển nhiều khả năng sẽ duy trì mặt bằng lợi nhuận cao trong một thời gian nữa.
Nhờ ghi nhận doanh thu một lần từ một loạt dự án khu công nghiệp, Tổng Công ty Idico đã có 1 quý bùng nổ với lãi ròng đạt 1.427 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ.
Viglacera cũng đang thiết lập mặt bằng lợi nhuận mới nhưng lợi nhuận quý 2 đã giảm nhẹ với mức kỷ lục của quý 1.
Kinh Bắc City (KBC) và Tổng Công ty Sông Đà (SJG) góp mặt trong danh sách nhờ những khoản thu nhập tài chính bất thường.
KBC lãi đột biến nhờ tăng tỷ lệ sở hữu và hợp nhất khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng trong khi Tổng Sông Đà có khoản thu nhập từ thoái vốn khỏi Sudico (SJS).
Nguồn: cafef.vn