Sớm nới room tín dụng để đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ 2% lãi suất

Nếu chờ đến quý IV hoặc cuối năm 2022 mới nới hạn mức tăng trưởng tín dụng thì rất khó giải ngân gói hỗ trợ 2% lãi suất và quá trễ so với nhu cầu phục hồi của kinh tế

TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia tài chính ngân hàng
278 bài viết
  • Có thể cân nhắc nâng mức tăng trưởng tín dụng cao hơn một chút so với 14% bởi dòng tiền năm nay đi vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn là vào đầu cơ và thực thi sớm, sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
    Tại: Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới “trần” tín dụng sớm
  • Tôi cho rằng ngoài việc chúng ta phục hồi kinh tế, năm nay cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có câu chuyện về lạm phát, rủi ro hệ thống tài chính, nhất là thị trường chứng khoán và bất động sản- không có nghĩa là siết chặt nhưng phải lành mạnh hoá.
    Tại: Rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức “Trung bình cao”

Đó là ý kiến của TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tại Diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 24-8 tại TP HCM.

Vị chuyên gia này cho rằng việc linh hoạt về hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) thời điểm này là cần thiết. Vì nếu ngân hàng đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng làm sao có thể giải ngân được gói hỗ trợ lãi suất? Thực tế là tăng trưởng tín dụng khá nhanh trong những tháng đầu năm. Số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy tăng trưởng tín dụng đến hiện tại là khoảng 9,6%.

Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội và chuyên gia cũng phản ánh tình trạng khó vay vốn trong bối cảnh ngân hàng hết room tín dụng và gói hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách đang giải ngân quá chậm.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư FIDT, cho biết từ khi room tín dụng ngân hàng căng thẳng và một số ngân hàng hết room từ tháng 4-2022, ông nhận nhiều thông tin doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ tư vấn tái cấu trúc nguồn vốn. Nhưng khi hỏi doanh nghiệp có gì thì sổ sách đưa ra cho thấy doanh nghiệp lỗ nhẹ nên không có cơ sở vay vốn tín dụng.

Về phía các ngân hàng, ông Phạm Ngọc Hưng cho rằng đang có những lo ngại về việc quyết toán do gói hỗ trợ này từ nguồn ngân sách. Do đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% hiện nay, cần hỗ trợ làm sao cho ngân hàng an toàn, ngân hàng cho vay rồi mà không quyết toán được thì cũng sẽ gặp nhiều rủi ro.

Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM, phân tích dù có báo cáo tài chính từ 2-3 năm liền có lãi nhưng qua dịch Covid-19, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã không còn lãi nên hồ sơ tài chính không bảo đảm, không vay được vốn tín dụng ngân hàng.

Để giải bài toán vốn, ông Huỳnh Minh Tuấn cho rằng chiến lược để doanh nghiệp được phát hành ra công chúng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc được mua bán, sáp nhập (M&A) là rất quan trọng. Hiện có khoảng 5 triệu nhà đầu tư với hơn 600-700 triệu USD giao dịch mỗi ngày trên thị trường chứng khoán – thị trường huy động vốn hiệu quả. Thống kê 2 năm qua có nhiều doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) thành công, chiếm khoảng 3-5% nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển cho rằng các doanh nghiệp này nên xây dựng chiến lược trong các giai đoạn phát triển cụ thể, có phân kỳ đầu tư hợp lý; sử dụng dịch vụ thuê ngoài, liên kết, hợp tác; hoặc chọn mô hình công ty cổ phần và thuê tư vấn chuyên nghiệp để mời gọi đối tác đầu tư tài chính. Quỹ đầu tư kết nối cộng đồng và các mô hình Fintech gọi vốn… là những nguồn tài chính phù hợp với doanh nghiệp quản trị minh bạch.

TÁC GIẢ KHÁC

  • PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi

    Chuyên gia

    2 bài viết – Mới nhất: Các nền kinh tế lớn tăng lãi suất, Việt Nam không thể chủ quan
  • Ông Vũ Việt Dũng

    Chủ tịch HĐQT công ty Key Person

    7 bài viết – Mới nhất: Chính sách bán hàng trực tiếp của ngân hàng: Kém sang hay xu hướng của tương lai?

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: