Ngân hàng, doanh nghiệp BĐS bơm vốn vào công ty chứng khoán: Lợi ích và rủi ro nào hiện hữu?

Ngân hàng và DN doanh nghiệp (DN) bất động sản sở hữu, góp vốn vào công ty chứng khoán (CTCK) ngày càng phổ biến. Xu hướng này càng rõ nét hơn trong bối cảnh tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao chịu kiểm soát chặt chẽ. Trên thị trường chứng khoán, rủi ro từ việc DN niêm yết sở hữu CTCK đang lộ dần.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển

31 bài viết
  • Logic hợp lý để lý giải cho đà tăng giá của bất động sản đó là sự đi lên của nền kinh tế. Tuy nhiên, giai đoạn 2020-2021, điều đó lại không xảy ra.
    Tại: Các ngân hàng có thể lùi thêm một bước trong việc tham gia trái phiếu doanh nghiệp
  • Cần phải có sự kiểm soát tín dụng vào chứng khoán và bất động sản để hạn chế mối quan hệ đầu cơ – lạm phát.
    Tại: Đầu cơ khi đồng tiền lạm phát?

Hợp sức thao túng cổ phiếu

Có rất nhiều CTCK từng và đang gắn liền với các nhà băng như Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), CTCK VietinBank (CTS), CTCK Agribank (AGR), CTCK MB (MBS), CTCK ACB (ACBS), CTCK Kỹ Thương (TCBS), CTCK Tiên Phong (TPS), CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)…

Từng thoái sạch vốn khỏi CTCK thành viên, thế nhưng đầu năm 2022, nhận hơn 20.000 tỷ đồng “tiền tươi” thu nhập từ bán vốn cổ phần FE Credit cho SMBC, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã mua lại CTCP Chứng khoán ASC. Bóng dáng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng được nhìn thấy tại CTCP Chứng khoán Globalmind Capital.

Nhiều DN bất động sản cũng “sắm” CTCK, như FLC, Tân Hoàng Minh, Gelex, Louis Holdings. Nhóm này để lại nhiều lùm xùm, cho thấy rủi ro từ việc doanh nghiệp niêm yết sở hữu CTCK, xảy ra thao túng cổ phiếu. Vụ thao túng chứng khoán gây chấn động, bị phanh phui thời gian qua của FLC được xác định có bàn tay thông đồng của CTCP Chứng khoán BOS (thành viên của FLC) gây hậu quả lớn cho toàn bộ thị trường.

Nhiều DN bất động sản cũng “sắm” CTCK, như FLC, Tân Hoàng Minh, Gelex, Louis Holdings. Nhóm này để lại nhiều lùm xùm, cho thấy rủi ro từ việc doanh nghiệp niêm yết sở hữu CTCK, xảy ra thao túng cổ phiếu.

Tháng 4/2022, trước việc ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT CTCP Louis Holdings bị bắt vì thao túng chứng khoán, sự chú ý, nghi ngờ của thị trường tập trung vào Công ty CP chứng khoán APG. APG từng có cổ đông lớn là TGG (CTCP Louis Capital, thành viên trong hệ sinh thái Louis). Chủ tịch HĐQT APG từng được đề cử và bổ nhiệm vào hội đồng quản trị Louis Capital nhiệm kỳ 2021 – 2026, nhưng sau đó đã có đơn từ nhiệm. Năm 2021, cùng với nhóm cổ phiếu Louis, APG có thời gian làm mưa làm gió trên thị trường, với chuỗi phiên tăng trần đáng kinh ngạc, rồi sau đó rơi tự do. CTCP Chứng khoán Trí Việt cũng liên quan vụ việc này.

Giám sát công ty “mẹ bồng con” phát hành trái phiếu

Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, việc ngân hàng mua lại, góp vốn vào CTCK không loại trừ mục đích thông qua CTCK để tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), qua đó gián tiếp cấp tín dụng cho hoạt động bất động sản.

Ông Hiển cho rằng, xu hướng này dường như giống với những gì diễn ra năm 2008. Đây cũng là năm mà chính sách tiền tệ, tín dụng thắt chặt, dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản được kiểm soát chặt chẽ. Sau đó, ngân hàng tập trung, phát triển bán lẻ, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, tín dụng, có bước phát triển ổn định.

Cũng theo ông Hiển, từ năm 2016, đâu đó có sự xuất hiện trở lại của những đại gia, “ông chủ” ngân hàng. Và cũng từ đây hướng đi, chiến lược của các nhà băng bắt đầu khác. Việc mua bán, thâu tóm các CTCK được xem là một bước để các đại gia tiến vào lĩnh vực chứng khoán. CTCK là mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái cho ngân hàng. Ngân hàng không có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu nên phải thông qua CTCK. Có mảnh ghép này trong hệ sinh thái, ngân hàng sẽ giảm được chi phí.

CTCK là mảnh ghép hoàn thiện hệ sinh thái cho ngân hàng. Ngân hàng không có nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu nên phải thông qua CTCK. Có mảnh ghép này trong hệ sinh thái, ngân hàng sẽ giảm được chi phí.

Với hơn 90 % TPDN phát hành là đều là trái phiếu riêng lẻ, của công ty chưa niêm yết, ông Hiển cho rằng, trong nhóm này, không loại trừ có thể có sân sau của công ty mẹ. Muốn cho công ty sân sau phát hành, công ty mẹ phải có 1 công ty chứng khoán tư vấn.

Theo ông Hiển, 7 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp vẫn phát hành lượng lớn trái phiếu, giá trị 236.000 tỷ đồng, nhưng riêng tháng 7, hầu như không còn doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý, sau việc dọn dẹp pháp lý trên thị trường, 5 lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị kỷ luật, … những bất cập trên thị trường trái phiếu đã được nhìn ra. Vòi bạch tuộc của bộ ba công ty mẹ, công ty con, CTCK nếu có, sẽ bị chặt đứt. Ông Hiển cũng cho rằng, CTCK nên hoạt động độc lập, bởi nếu nằm trong hệ sinh thái của các doanh nghiệp khác, có thể chịu sự chi phối.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu Thanh tra Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng…theo dõi sát danh sách các doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu dưới nhiều công ty con trong cùng hệ sinh thái của doanh nghiệp, phát hành với lãi suất cao, có dư nợ lớn so với vốn chủ sở hữu… để quản lý xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm.

TÁC GIẢ KHÁC

  • TS. Trịnh Thị Phan Lan

    Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

    2 bài viết – Mới nhất: Có nên trả nợ trước hạn?
  • TS Cấn Văn Lực

    Chuyên gia tài chính ngân hàng

    279 bài viết – Mới nhất: TS. Cấn Văn Lực: “Nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn”

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: