Tuần trước nghỉ lễ, NHNN tiếp tục có tuần giao dịch sôi động trên hoạt động thị trường mở. Cụ thể, thông qua kênh OMO, NHNN bơm 4.588 tỷ đồng (bao gồm 2.588 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày, tại mức lãi suất 4% và 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất trung bình 4,05%); trong khi 1.596 tỷ OMO kỳ hạn 7 ngày phát hành trong tuần trước đã đáo hạn.
Trong khi đó, trên kênh bán hẳn, NHNN đã phát hành thêm 33.730 tỷ đồng (bao gồm 8.130 tỷ kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,6%; 16.100 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất trung bình 3,8% và 9.500 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 3,45%); trong khi 71.430 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 1 tuần đã đáo hạn trong tuần này.
Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng tổng cộng 40.692 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 4.588 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành giảm xuống còn 90.180 tỷ đồng.
LSLNH có chung diễn biến tăng mạnh trở lại. Trong vòng 1 tuần kể từ ngày 18/8 đến 25/8/2022, LSLNH các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đã có diễn biến tăng mạnh trở lại, lần lượt ở mức 1,31%; 1,40% và 1,54%, quay trở lại mức 3,74%; 4,08% và 4,32%/năm. Việc NHNN hút ròng mạnh trong tuần trước đó (trên 88 nghìn tỷ, cao nhất kể từ năm 2019 tới nay) là nguyên nhân chính khiến LSLNH có diễn biến tăng mạnh trong tuần vừa qua.
Lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đã có diễn biến tăng mạnh trở lại, lần lượt ở mức 1,31%; 1,40% và 1,54%, quay trở lại mức 3,74%; 4,08% và 4,32%/năm.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm diễn ra vào sáng ngày 26/8, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết: Chậm nhất là đầu tuần này sẽ thông báo về hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Việc nới ”room” tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngân hàng khi hầu hết đều đã sử dụng hết hạn mức được cấp hồi đầu năm. Trong bối cảnh thu nhập từ lãi cho vay vẫn là nguồn thu chính với tỷ trọng đóng góp trong khoảng 70 – 80% tổng nhập hoạt động, ”room” tín dụng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các nhà băng.
Trong tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 7 đồng, từ 23.205 VND/USD lên 23.212 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM kết thúc tuần cũng tăng thêm 17 đồng, từ mức 23.393 VND/USD lên mức 23.410 VND/USD. Trong tuần, có thời điểm tỷ giá USD/VND đạt lên mức 23.445 VND/USD, mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2020 tới nay. Hiện tại, đồng VND đang có mức mất giá 2,56% so với cuối năm 2021.
Đồng USD giảm trong phiên cuối tháng, song tính chung cả tháng 9 vẫn tăng tháng thứ 3 liên tiếp do các nhà giao dịch nhận định Fed sẽ thực hiện nhiều đợt tăng lãi suất mạnh mẽ. DXY vẫn tăng hơn 3% trong tháng 8 và có mức đóng cửa phiên cuối tháng cao nhất kể từ tháng 5 năm 2022.
Nguồn: cafef.vn