Mặc dù lãi suất của các ngân hàng trung ương hiện nay chưa phải là đỉnh cao của lịch sử, nhưng rõ ràng các ngân hàng đang trong cuộc đua ‘siêu tăng’ lãi suất và hướng tới những mốc cao kỷ lục.
Điều đó có thể là niềm vui nhỏ đối với những người lạc quan, nhưng sẽ rất quan trọng trong việc xác định lãi suất sẽ tăng cao đến mức nào trong năm tới khi tăng trưởng kinh tế ngừng lại.
Cả Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Canada (BoC) trong tuần qua đều theo chân Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ 2 liên tiếp, và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) có vẻ như cũng sẽ có hành động tương tự vào tuần tới. áp dụng hai đợt tăng lãi suất cơ bản 75 điểm. Và đặc biệt, Fed có thể sẽ lập ‘hat-trick’ khi có động thái tăng lãi suất siêu mạnh tới 3 lần liên tiếp – thêm 75 điểm vào cuối tháng này.
Ngoại trừa Nhật Bản, quốc gia luôn khẳng định sẽ giữ vững lãi suất ở mức thấp ngay cả khi đối mặt với lạm phát tăng và đồng yen đang giảm mạnh, còn lại hầu hết các ngân hàng trung ương nhóm G7 đều đang cố gắng thắt chặt tín dụng nhanh nhất có thể để cắt giảm lạm phát đang cao nhất hàng thập kỷ.
Và mặc dù ít nhất vẫn có những dự báo kinh tế cơ bản cho năm tới khả quan một cách đáng ngạc nhiên, đến từ Fed và ECB, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách đều phải thừa nhận rằng cái gọi là ‘hạ cánh mềm’ mà họ đang cố gắng hướng nền kinh tế của họ tới ít nhất cũng sẽ phải trải qua sự suy thoái nhẹ.
Và vì điều đó có thể xảy ra vào đầu năm tới sau một mùa đông cạn kiệt năng lượng, nên có vẻ như các ngân hàng trung ương đang cố gắng thắt chặt tiền tệ càng nhanh càng tốt ngay vào lúc này để đạt được mức lãi suất mà họ cần có trước khi xu hướng tăng lãi suất trở nên khó khăn hơn khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, mặc dù lạm phát vẫn kéo dài.
Hôm thứ Năm tuần trước (8/9), ECB thông báo quyết định tăng lãi suất ngắn hạn ở mức mạnh nhất trong lịch sử và báo hiệu sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa đã gây biến động trên thị trường tiền tệ, dù điều này đã được thị trường dự đoán từ trước.
Mặc dù Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde phủ nhận động thái sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản thêm một lần nữa, và nói rằng các đợt tăng tiếp theo sẽ diễn ra trong ‘vài cuộc họp tiếp theo’, song các nhà phân tích và nhà đầu tư vẫn có cảm giác rằng tuần vừa qua là “tiếng súng cảnh báo lớn nhất”, báo hiệu những điều khó lường sẽ xảy ra.
Giám đốc danh mục đầu tư của PIMCO, Konstantin Veit, cho biết: “ECB sẽ đặt mục tiêu nhanh chóng đưa lãi suất chính sách của mình về vùng trung lập một cách hợp lý, (nhưng) dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 10 và tháng 12”.
Các thị trường tiền tệ rõ ràng đã rất chú ý đến động thái “diều hâu” của ECB và dự kiến ngân hàng này sẽ có đợt tăng lãi suất huy động thêm 0,75% khác nữa lên mức đỉnh cao, khoảng 2,25%. vào tháng 5 năm sau.
Để đạt được lãi suất đích đó, rõ ràng sẽ cần những mức tăng lãi suất nhỏ xen kẽ nhau trong 5 kỳ họp sắp tới, mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng điều đó thậm chí có thể là viễn tưởng do rủi ro đến từ thị trường năng lượng trong mùa đông.
Nhà kinh tế Samy Chaar của Lombard Odier cho biết: “Với những quý tăng trưởng chậm lại và có thể rơi vào đình trệ trong thời gian tới, lãi suất đích sẽ không tăng cao như thị trường đang dự đoán”.
Trong khi đó, chuyên gia Silvia Dall’Angelo của công ty Federated Hermes cho rằng ECB đang “khai thác cơ hội hẹp để tăng lãi suất một cách mạnh mẽ” với hy vọng ngăn chặn tác động lạm phát vòng hai”, nhưng bà cũng cho rằng EBC sẽ buộc phải tạm dừng (việc tăng lãi suất) vào cuối năm nay.
Nhưng bức tranh ở Mỹ cho thấy một vấn đề khác.
Nếu Fed lựa chọn một động thái tăng tiếp lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này thì điều đó sẽ dẫn đến việc lãi suất chính sách sẽ tăng lên 225 điểm chỉ sau ba cuộc họp – mức thắt chặt tiền tệ nghiêm trọng nhất kể từ sau chính sách của cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker vào những năm 1980.
Tuy nhiên, nếu lãi suất đích của Fed sẽ tăng lên khoảng 4% như Fed bóng gió vào cuối tháng 3 thì lãi suất của Fed sẽ chỉ cần tăng tổng cộng 100 điểm cơ bản trong 3 cuộc họp, đồng nghĩa với tốc độ tăng hiện tại sẽ phải giảm đi nhanh chóng.
Với những thay đổi dữ dội trong dự báo về lạm phát cao nhất của Anh vào năm tới, do kế hoạch trợ cấp và giới hạn giá năng lượng của chính phủ bị trì hoãn trong tuần này, bức tranh lãi suất có thể trở nên khó hiểu hơn.
Nhưng một kịch bản tương tự về việc đạt mức “lãi suất đỉnh siêu cao’ hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra theo xu hướng hiện tại, kể cả khi mọi người bắt đầu tranh luận về việc kinh tế Anh sẽ suy thoái đến mức nào, và các kế hoạch bổ sung của Chính phủ Anh thậm chí sẽ buộc lãi suất của nước này phải tăng lên gần 4%.
Hiện tại, các phân tích cho thấy lãi suất của Anh sẽ tăng lên khoảng 4,25% cho tháng 6 năm sau – cao hơn khoảng 250 điểm cơ bản so với tỷ mức hiện tại và cao hơn so với dự đoán dài hạn của thị trường.
Nhưng một lần nữa, nếu lãi suất đích đúng ở mức đó sau khi BoE nâng thêm 75 điểm cơ bản vào tuần tới thì trong 6 kỳ họp tiếp theo BoE sẽ chỉ cần nâng lãi suất thêm tổng cộng 175 điểm cơ bản. Thị trường hiện đang nghiêng về khả năng BoE sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong kỳ họp tới, và 25 điểm trong kỳ họp sau đó.
Mặc dù tất cả những điều đó sẽ không thoát khỏi tình trạng chi phí đi vay tổng thể sẽ tăng – cũng như không giải quyết được vấn đề lãi suất sẽ duy trì cao trong bao lâu, hoặc thậm chí là ảnh hưởng của việc làm thay đổi đáng kể bảng cân đối kế toán của các thị trường trái phiếu kỳ hạn xa – song điều đó sẽ giúp giảm bớt áp lực trong giai đoạn rất khó khăn hiện nay.
Tham khảo: Refinitiv
Nguồn: cafef.vn