Nếu nước Mỹ có thể duy trì được sự vững mạnh về kinh tế hơn so với phần còn lại của thế giới, đồng USD có thể duy trì ở ngưỡng cao trong khoảng thời gian dài.
Đồng USD hiện đang trải qua quá trình tăng giá rất mạnh ít thấy trong hơn 1 thập kỷ. Sau 11 năm với mức tăng hơn 40% tính theo trọng số thương mại, nhiều người đang đặt câu hỏi liệu đã đến lúc đồng USD giảm giá hay chưa.
Theo Wall Street Journal, trong ngắn hạn, khả năng đồng USD suy yếu hoàn toàn có thể xảy ra bởi chính phủ các nước châu Âu cuối cùng cũng thích ứng được với việc giá năng lượng leo thang và ngân hàng trung ương nhiều nước chạy đua với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc nâng lãi suất cơ bản. Tâm lý lạc quan trên các thị trường vào ngày thứ Sáu kéo đồng USD hạ giá bởi dòng tiền tìm đến đồng USD thời gian gần đây nay đã lại tạm rời đi.
Tuy nhiên khoảng thời gian lên giá mạnh hoặc suy yếu trong quá khứ lại thường không phải lúc nào cũng diễn ra cùng lúc với chu kỳ kinh tế hay chính sách tiền tệ. Có điều gì đó trong quá khứ đã diễn ra và để có thể chờ đợi sự chấm dứt chu kỳ tăng giá của đồng USD, thực sự cần phải cân nhắc đến điều đó.
Cựu chuyên gia kinh tế thuộc Bộ Tài chính Mỹ, ông Marvin Barth, cho rằng sự lên giá của đồng USD trong thập kỷ vừa qua có liên quan trực tiếp đến quá trình đổi mới sáng tạo của người Mỹ.
Theo quan điểm của ông, việc nước Mỹ đứng đầu về nghiên cứu khoa học cũng như mối liên quan chặt chẽ giữa các trường đại học và doanh nghiệp đã giúp nước Mỹ có thể đi đầu trong cuộc cách mạng công nghệ thời kỳ thập niên 1970 và 1980, thập niên Internet những năm 1990 và sau này là cuộc chạy đua phát triển ứng dụng Internet cũng như trí tuệ nhân tạo.
Mỗi một phát minh sáng kiến mới đã tạo ra làn sóng đầu tư nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh. Thực tế này giúp cải thiện lợi nhuận và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhờ vậy đồng USD lên ngía.
Tuy nhiên, phát minh sẽ không tồn tại mãi chỉ ở một nước. Trong mỗi trường hợp, sự khởi đầu của nước Mỹ đã giúp nước Mỹ luôn đi trước một số năm trước khi các khoản đầu tư ở nơi khác mang lại lợi nhuận. Ở thời điểm đó, lợi nhuận tạo ra đã được chuyển hướng vào xã hội và tạo ra sự bùng nổ về tiêu dùng và cuối cùng dẫn đến giá nhà đất tăng nóng. Để có thể huy động được tiền cho việc xây dựng nhà cửa, nước Mỹ đã ngập trong vốn kể cả sau khi mất đi lợi thế cạnh tranh, chính vì thế đồng USD cần phải hạ giá và như vậy hấp dẫn dòng tiền nước này.
Đây là một câu chuyện tuyệt vời và nó giúp lý giải rằng sự tăng giá của đồng USD trong dài hạn vẫn có thể sẽ tiếp diễn kể cả nếu có những đợt suy thoái kinh tế ở hiện tại.
Ông Barth tin rằng khoảng thời gian tăng giá của đồng USD sẽ vẫn kéo dài bởi có yếu tố thú vụ đã xảy ra với tiêu dùng vốn. Đầu tư tư nhân cố định của Mỹ, loại trừ nhà đất, đã ổn định, tránh được các chu kỳ lên xuống của đồng USD.
Dù rằng gần đây xuất hiện không ít lời phàn nàn về việc lĩnh vực tư nhân tại Mỹ không đầu tư đủ mạnh tay, mức trung bình 10 năm hiện vẫn cao nhất tính từ khi cựu Tổng thống Ronald Reagan rời nhiệm sở. Chi tiêu vào hoạt động nghiên cứu và phát triển tính trong tương quan với GDP hiện đang cao chưa từng thấy trong mọi thời đại.
Quá trình phi toàn cầu hóa cũng cần thêm vốn được triển khai tại nội địa nhằm thay thế cho chuỗi cung ứng quốc tế và cản trở phát minh mới.
Ngay cả những nhà đầu tư không quá quan tâm đến quá trình đổi mới của nước Mỹ cũng không thể phủ nhận được rằng Mỹ đã làm tốt hơn phần còn lại của thế giới các nước phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mỹ giờ cũng đang có lợi thế của một cường quốc năng lượng nhờ vào sự sáng tạo của nước Mỹ.
Trong ngắn hạn, vấn đề lãi suất và nỗi sợ suy thoái sẽ tác động đến đồng USD. Tuy nhiên nước Mỹ có thể duy trì được sự vững mạnh về kinh tế hơn so với phần còn lại của thế giới, đồng USD có thể duy trì ở ngưỡng cao trong khoảng thời gian dài.
Nguồn: cafef.vn