Chuyên gia Trần Đình Thiên: Bơm tiền hay không bơm tiền đều phải căn cứ vào nợ xấu

Chuyên gia Trần Đình Thiên: Bơm tiền hay không bơm tiền đều phải căn cứ vào nợ xấu

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Theo vị chuyên gia này, không bơm tiền chưa chắc đã giảm nợ xấu. Nếu chúng ta bơm tiền ra đúng đối tượng, cho những doanh nghiệp tốt, dự án tốt thì vẫn xử lý giúp cho ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay.

PGS.TS Trần Đình Thiên

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
83 bài viết
  • Doanh nghiệp của ta yếu, mà mặt bằng lãi suất cao như thế thì làm cho doanh nghiệp Việt Nam khó lớn được
    Tại: “Lãi suất cho vay của chúng ta gấp 2-3 lần nước khác, doanh nghiệp khó mà lớn được”
  • VNĐ cần được điều chỉnh linh hoạt ở mức độ tương đối ổn định để cân bằng giữa nhân dân tệ và USD, chứ không thể phá giá mạnh
    Tại: Nếu nhân dân tệ giảm thêm, hàng Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam

Phát biểu Tại Hội nghị giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế diễn ra vào ngày 12/9, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh: Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ cho thấy bức tranh của doanh nghiệp mặc dù có nhiều điểm sáng nhưng cũng có sự bào mòn sức lực của các doanh nghiệp, dòng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn… Có nghĩa là vẫn đang tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại.

“Về tổng thể, chúng ta giữ được mạch của nền kinh tế thế giới. Tôi cho rằng điểm này phải nhấn mạnh vì nếu không giữ được mạch của nền kinh tế thế giới thì xuất nhập khẩu, cũng như FDI – hai động lực quan trọng nhất của tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam không giữ được”, ông nói.

Theo vị chuyên gia này, sẽ còn tốt hơn nữa nếu phần đầu tư công “bơm máu” ra được cho nền kinh tế. Nếu đầu tư công “bơm máu” chậm, kém sẽ gây nên khát vốn, chuyển gánh nặng lên phía ngân hàng, thị trường tài chính.

Ngoài ra, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng việc phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ giúp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không gây ra những căng thẳng cho nền kinh tế.

“Đây là bài học cực kỳ quan trọng. Cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước gần đây đã nhìn nhận được. Chính phủ nên có một đánh giá tương quan, cần phải tiếp tục “bơm máu” cho nền kinh tế”, ông nhấn mạnh.

Nói về điểm mấu chốt cho ổn định tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, ông khẳng định cần phải cân đôi ba yếu tố đầu tư công, thị trường vốn dài hạn và cho vay ngắn hạn.

Theo ông nhìn nhận, căng thẳng về room tín dụng như truyền thông đưa gần dây, không hẳn chỉ là câu chuyện của ngân hàng mà cho thấy việc đầu tư công phải mạnh hơn nữa và thị trường vốn phải vận hành tốt hơn nữa.

Trong dài hạn, PGS.TS Trần Đình Thiên khuyến nghị cần đánh giá tính bất định, bất trắc cao hơn, đặc biệt là Trung Quốc bởi đây là thị trường quan trọng. Ông đề cập đến một số vấn đề của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như thị trường bất động sản đang không phục hồi được, hạn hán nhiều,…

Điểm lưu ý thứ hai, trong bối cảnh thế giới gặp khó khăn, không nên chỉ nhìn khía cạnh gay go mà ở cả khía cạnh tích cực, để có chính sách hỗ trợ các khu vực có thể giúp cho nền kinh tế phục hồi tốt hơn.

Điểm cuối cùng, ông nhấn mạnh không chỉ nên lo tăng trưởng mà đối với nền kinh tế Việt Nam cần chú ý đến yếu tố nợ xấu.

“Bơm tiền hay không bơm tiền ra đều phải căn cứ vào nợ xấu. Không bơm tiền chưa chắc đã giảm nợ xấu. Nếu chúng ta bơm tiền ra đúng đối tượng, cho những doanh nghiệp tốt, dự án tốt thì vẫn xử lý giúp cho ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay”, ông cho biết.

TÁC GIẢ KHÁC

  • TS. Trương Văn Phước

    Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia

    37 bài viết – Mới nhất: Ông Trương Văn Phước: Nếu không cho đồng Việt Nam tăng giá thì thôi chứ không để cho đồng Việt Nam giảm giá!
  • TS. Lê Xuân Nghĩa

    Chuyên gia tài chính ngân hàng

    70 bài viết – Mới nhất: Đằng sau quyết định giữ nguyên định hướng điều hành tín dụng 14% của Ngân hàng Nhà nước
  • PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

    Chuyên gia Kinh tế tài chính

    16 bài viết – Mới nhất: Vay được vốn ngân hàng không đơn thuần chỉ chuyện có thêm “room”

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: