Mảng xây dựng gặp khó, “Eiffel Việt Nam” vẫn lãi hàng chục tỷ mỗi năm, cổ phiếu lên vùng đỉnh lịch sử

Mảng xây dựng gặp khó, “Eiffel Việt Nam” vẫn lãi hàng chục tỷ mỗi năm, cổ phiếu lên vùng đỉnh lịch sử

Trong khi mảng kinh doanh truyền thống ngày càng khó, Chương Dương Corp đã đổi mới mô hình, tập trung bán hàng thương mại. Nhờ đó, hoạt động này trở thành chủ lực với tỷ trọng doanh thu năm 2021 lên tới 65%.

CDC: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Từng có thời hoàng kim xưa kia khi được mệnh danh là công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên trong những năm gần đây CTCP Chương Dương, Chương Dương Corp (mã CK CDC) đang gặp không ít khó khăn trong lĩnh vực cốt lõi bởi áp lực cạnh tranh của nhiều tên tuổi mới xuất hiện.

Chương Dương Corp, tiền thân là chi nhánh của Eiffel Asia – một chi nhánh của hãng Eiffel (Cộng hòa Pháp) tại Đông Dương. Từ năm 1977 công ty Eiffel Asia được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam để trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu khu vực phía Nam. Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã từng có những tên gọi xí nghiệp lắp máy; Công ty Xây lắp, CTCP Đầu Tư và Xây Lắp Chương Dương và nay là CTCP Chương Dương – Chương Dương Corp.

“Cha đẻ” của hãng Eiffel là Alexander Gustave Eiffel sinh ngày 15/12/1832 tại Dijon, Pháp. Ông là một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất mọi thời đại, là tác giả nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ,…Năm 1958, ông thành lập công ty xây dựng và ban đầu lấy tên là Xưởng G.Eiffel. Đến năm 1893, đổi tên thành công ty Xây dựng Levallois Perret và đến năm 1937, tiếp tục đổi tên thành Công ty Eiffel. Phát triển nở rộ trên toàn Châu Âu và cả thế giới, tại Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, Eiffel Asia một chi nhánh của hãng được thành lập.

Tại Việt Nam, Eiffel đã ghi dấu ấn đậm nét với các công trình như Bến cảng Sài Gòn (1901-1915); Bến Nhà Rồng (1927-1929); trùng tu cầu Tràng Tiền; xây dựng cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Phan Thiết – Phan Rang; xây móng và lắp ráp cầu trên tuyến Đà Nẵng – Nha Trang; Cầu Gò Dầu Hạ; Cầu trên sông Srépok tại Ban Mê Thuột. Tại TP Hải Phòng, Eiffel cũng để lại dấu ấn với cầu Joffre (cầu Lạc Long) và cầu Hạ Lý.

Xây dựng gặp khó, chuyển hướng kinh doanh thương mại

Với nền tảng sẵn có từ thời Eiffel, Chương Dương Corp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nên nguồn nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp rất đa dạng. Những thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là thép, xi măng, gạch ốp lát,… Ngoài ra, CDC còn mở rộng sang các lĩnh vực bất động sản, văn phòng cho thuê hay kinh doanh vật liệu xây dựng.

Hiện, chủ sở hữu lớn nhất tại CDC là TCT Xây dựng số 1 nắm giữ 5,2 triệu cổ phiếu tương đương 23,77% vốn điều lệ.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, mảng xây lắp ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh thu của công ty. Nếu như năm 2018, hoạt động xây lắp của Chương Dương Corp chiếm 29% tổng doanh thu thì đến năm 2021 chỉ còn gần 19%. Địa bàn hoạt động của công ty cũng bị thu hẹp khi chủ yếu hiện diện tại TP.HCM và các tỉnh Nam Trung bộ.

Trong khi mảng kinh doanh truyền thống ngày càng khó, Chương Dương Corp đã đổi mới mô hình kinh doanh, tập trung bán hàng thương mại và hoạt động này đã trở thành chủ lực của công ty với tỷ trọng doanh thu năm 2021 lên tới 65%.

Với sự chuyển đổi mô hình kinh doanh, kết quả kinh doanh năm 2021 của CDC đạt được khá tích cực với doanh thu đạt 769 tỷ đồng, tương đương mức tăng 139% so với năm trước.

Tuy nhiên trong năm 2021, giá thành nguyên vật liệu đầu vào cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc vào các nhà cung cấp nên việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu khá phức tạp do nguồn cung nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào địa điểm của dự án.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của Công ty đạt 31 tỷ đồng tương ứng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng của lợi nhuận giảm đáng kể so với mức tăng doanh thu do chi phí đầu vào tăng cao.

Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu thuần CDC đạt 508 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tài chính và chi phí quản lý gia tăng đã “ăn mòn” lợi nhuận của công ty.

Đồng thời, CDC cũng không ghi nhận khoản thu nhập khác đột biến như năm trước. Kết quả, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt vỏn vẹn 7,1 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước.

Về kế hoạch kinh doanh nửa cuối năm 2022, HĐQT Chương Dương Corp đã thông qua mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 35 tỷ đồng.

Cổ phiếu trở lại vùng đỉnh

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu Chương Dương Corp (CDC) giao dịch tại vùng đỉnh với mức giá kết phiên 13/9 ở mức 18.800 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường hơn 410 tỷ đồng, thuộc hạng “nhỏ bé” so với các “đại gia” xây lắp trên sàn chứng khoán như CTR, CTD, HBC….

Đáng chú ý, song song với sự hồi phục của thị trường chung, CDC cũng “tranh thủ” bứt phá gần 10% kể từ đầu tháng 7 tới nay.

Ngoài ra, Chương Dương Corp là doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt khá đều đặn, từ 10 – 20% mỗi năm, riêng năm 2020 là 30%. Tuy nhiên, 2021 doanh nghiệp lại thống nhất không chia cổ tức mà để lợi nhuận tái đầu tư. Năm 2022, dự kiến mức chia cổ tức là 15%.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: