Lý do: Công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật quản lý thuế là gần 325,8 tỷ đồng.
FLC: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Xem hồ sơ doanh nghiệp
Ngày 13/9, Tập đoàn FLC nhận được quyết định số 44135/QĐ-CTHN-QLN ngày 8/9/2022 của Cục thuế Thành phố Hà Nội về việc Điều chỉnh quyết định áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với Tập đoàn FLC.
Lý do: Công ty có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Luật quản lý thuế là gần 325,8 tỷ đồng.
Việc Cục thuế Hà Nội ngừng sử dụng hóa đơn đồng nghĩa với việc Tập đoàn FLC sẽ không thể xuất hóa đơn cho các giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ.
Trước đó, vào các ngày 28 và 29/7, Cục thuế Hà Nội đã ra quyết định cưỡng chế thuế gần 72 tỷ đồng và phạt 11,5 triệu đồng đối với Tập đoàn FLC vì chậm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân. Việc cưỡng chế được thực hiện bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/yêu cầu phong tỏa tài khoản của FLC mở tại các ngân hàng: Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank, MB, OCB, VIB và VPBank
Cùng biện pháp, Cục thuế tỉnh Quảng Bình cũng có quyết định cưỡng chế thuế Tập đoàn FLC hơn 224 tỷ đồng. Chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn – Quảng Xương đã ban hành 8 quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với FLC. Tổng số tiền cưỡng chế là 130,8 tỉ đồng. Nguyên nhân là do FLC đã nợ tiền thuế quá hạn 90 ngày theo quy định.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, hoạt động kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn FLC gặp nhiều thách thức.
Đầu tháng 9, Tân chủ tịch Lê Bá Nguyên có bức tâm thư mong Tập đoàn FLC tiếp tục nhận được sự đồng hành, chia sẻ của cổ đông cũng như sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản lý để tập đoàn có thể thực hiện đúng các lộ trình dự kiến, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, cổ đông, và góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Nguồn: cafef.vn