Kinh doanh ăn uống khởi sắc

Sau hai năm chật vật vì Covid-19, quý một năm nay doanh nghiệp F&B dần hồi phục, theo khảo sát của Vietnam Report.

Kinh doanh ăn uống là một trong số lĩnh vực ảnh hưởng hai năm đại dịch. Giãn cách kéo dài, hàng quán đóng cửa triền miên khiến nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống lao đao. Từ tháng 4 năm nay, khi Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh, mọi hoạt động từng bước đi vào bình thường, ngành F&B bắt đầu có tín hiệu khởi sắc.

Nhân viên một quán ăn chuẩn bị đơn hàng cho khách ở TP HCM hồi tháng 9/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhân viên một quán ăn chuẩn bị đơn hàng cho khách ở TP HCM hồi tháng 9/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Số liệu doanh thu ngành F&B nửa đầu tháng 4 cho thấy mức tăng trưởng của các doanh nghiệp đạt gần 40% so với cùng kỳ quý một và tăng gấp hai lần so với cùng kỳ quý 4/2021. Dự kiến trong quý 2, ngành F&B sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn nhờ nhiều tỉnh thành khống chế thành công dịch bệnh và tâm lý người dân ổn định sau thời gian dài giãn cách. Bên cạnh đó là các chính sách kích cầu của Chính phủ, ngành du lịch ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.

Tổ chức nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence Inc cũng cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm tới 8,65% giai đoạn 2021-2026.

Khóa học online miễn phí cho chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa, nhỏ giúp tăng lợi thế cạnh tranh do USAID tài trợ.
Đăng ký tham gia miễn phí tại đây

Là chủ một quán chuyên bán đồ ăn sáng, ông Trọng Tấn (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ sau hai tháng mở cửa trở lại, kể từ lệnh cấm bán hàng do Covid-19, quán đã đông khách hơn, nhất là khi người dân dần thích nghi với nhịp sống mới, học sinh, sinh viên đi học trở lại. Ông cho biết, mỗi ngày quán bán được trung bình 250-300 bát bún, miến.

Số lượng đơn hàng tăng, song ông Tấn cho biết do vẫn giữ giá như trước đại dịch trong khi nguyên liệu đầu vào thì tăng mạnh, nên lãi không nhiều. Mặt khác, ngoài các quán ăn truyền thống, gia đình ông còn phải cạnh tranh với các hàng quán kinh doanh online, nên rất muốn tìm hiểu thêm về kênh bán hàng này, nhằm cải thiện doanh thu của gia đình.

Khác với ông Tấn, anh Thanh Hải (Quận 4, TP HCM) kinh doanh trà sữa cho biết từ khi gỡ lệnh phong tỏa anh tận dụng mọi kênh bán hàng để tối ưu lượng khách. Thời gian dài nghỉ dịch tôi có thời gian nghiên cứu phương thức bán hàng online. Vì vậy khi mở cửa trở lại, tôi đã hiện thực hóa ngay. Hiện kênh bán hàng online chiếm hơn 60% doanh thu toàn cửa hàng, anh nói.

Khách hàng ăn uống trong một cửa hàng cà phê ở quận 1, TP HCM ngày 12/5. Ảnh: Dỹ Tùng

Khách hàng ăn uống trong một cửa hàng cà phê ở quận 1, TP HCM ngày 12/5. Ảnh: Dỹ Tùng

Tự nhận bản thân là người nhạy bén với thời cuộc, thêm chút may mắn, anh Hải kỳ vọng có thể tăng gấp đôi doanh số vào cuối năm. Tuy nhiên, vấn đề khiến anh đau đầu nhất ở thời điểm hiện tại là khó tạo dựng thương hiệu riêng, và đôi khi bị bùng hàng.

Theo Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) năm 2021, cả nước có khoảng 550.000 cơ sở dịch vụ ăn uống, trong đó khoảng 430.000 cơ sở kinh doanh truyền thống, trên 82.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, trên 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và khoảng 10.000 cơ sở dịch vụ ăn uống khác. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chủ và quản lý cửa hàng vừa và nhỏ ở Việt Nam đa phần làm việc dựa trên kinh nghiệm và một bộ phận lớn chưa được tiếp cận những bài học quản lý chính quy. Điều này dẫn tới nhiều hệ quả như khó khăn trong quản lý nhân sự, tăng chi phí lao động dư thừa, lãng phí nguyên liệu đầu vào, hay không nắm rõ các quy định quản lý của nhà nước, nhất là sau đại dịch, vấn đề càng bộc lộ rõ hơn.

Mặt khác, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh, danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách hàng.

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, USAID tài trợ Khóa học online miễn phí cho chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vừa, nhỏ nhằm nâng cao năng lực quản lý, giúp các đơn vị cạnh tranh và bền bỉ hơn trong mọi điều kiện kinh doanh, nhất là thế giới có nhiều biến động khôn lường, như đại dịch Covid-19 vừa qua.

Đối tượng chính của khóa học là chủ các cơ dịch vụ ăn uống nhỏ và vừa, nhà hàng lớn quy mô đến 30 nhân sự, có hóa đơn đỏ. Sau khi đăng ký và được lựa chọn, chủ cơ sở sẽ tham gia khóa đào tạo online do chuyên gia Đại học Duke (Mỹ) và Đại học Kinh tế Quốc dân giảng dạy với những nội dung gần gũi thiết thực dành riêng cho đối tượng nhà hàng nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Chương trình tổ chức online nhằm tạo điều kiện tham gia rộng rãi cho mọi chủ và quản lý nhà hàng tại khắp các tỉnh thành phố. Người tham gia chỉ cần cam kết trả lời một bảng câu hỏi 10 phút trên smartphone một lần mỗi tháng trong vòng một năm sau khi khóa học kết thúc để đánh giá kết quả đào tạo. Theo đại diện ban tổ chức, khóa học online sẽ diễn ra một lần một tuần trong 6 tuần. Kết thúc chương trình, học viên sẽ được cấp chứng chỉ tham gia khóa học từ Đại học Duke và Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chương trình do ĐH Duke (Mỹ) phối hợp với Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), ĐH Kinh tế Quốc Dân (NEU), và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Khóa học dự kiến bắt đầu ngày 9/7.

Thế Đan

Nguồn: vnexpress.net

Bài viết cùng chủ đề: