Tìm lời giải cho quản lý năng lượng bền vững trong doanh nghiệp

Các vấn đề quản lý năng lượng và giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp sẽ được chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm Kinh tế xanh, ngày 28/6.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là định hướng cần thiết để cải thiện nền kinh tế, bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Một nghiên cứu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán tiêu thụ năng lượng trên thế giới sẽ tăng 48% từ năm 2012 đến năm 2040. Với nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo như than đá bị thu hẹp, chi phí năng lượng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang thúc đẩy các tiêu chuẩn bền vững nghiêm ngặt hơn. Singapore sẽ áp dụng thuế carbon đối với khí nhà kính từ năm 2019 ở mức 5 USD cho mỗi tấn khí thải CO2 . FTSE cũng đã đưa ra FTSE4Good ESG Ratings để đo lường và xếp hạng rủi ro và hiệu quả hoạt động và môi trường, xã hội và quản trị (ESG) của các công ty. Sở giao dịch Singapore (SGX) cũng yêu cầu báo cáo tính bền vững cho các công ty niêm yết từ tháng 6/2016. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét và báo cáo khách quan tác động môi trường và xã hội của họ trong hoạt động và quản trị công ty.

Tại Việt Nam, theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hiện chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiêm năng lượng lên tới 30-35%. Vì vậy, việc các doanh nghiệp sản xuất tăng cường triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Trước thực trạng đó, cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cần có hành động thiết thực và kế hoạch chặt chẽ trong việc xây dựng quy trình và tìm kiếm giải pháp quản lý năng lượng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là nội dung chính của tọa đàm Kinh tế xanh trên VnExpress, ngày 28/6.

Với chủ đề “Quản lý năng lượng – Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp”, khách mời của tọa đàm gồm ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương; ông Đồng Mai Lâm – Đại diện Công ty Schneider Electric Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Tùng – Đại diện Công ty Song Nam.

Ông Trịnh Quốc Vũ - Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương.

Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương.

Tại tọa đàm, các diễn giả sẽ thảo luận khái niệm về quản lý năng lượng, đánh giá thực trạng hiệu quả áp dụng quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra những tầm nhìn, đề xuất và tư vấn giải pháp hiệu quả trong việc quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Trịnh Quốc Vũ, đại diện Bộ Công Thương sẽ phát biểu về vai trò của quản lý năng lượng trong việc sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, tiến đến tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Ông Đồng Mai Lâm - Đại diện Công ty Schneider Electric Việt Nam.

Ông Đồng Mai Lâm – Đại diện Công ty Schneider Electric Việt Nam.

Ông Đồng Mai Lâm, đại điện Schneider Electric, chuyên gia về các giải pháp số trong quản lý năng lượng và tự động hóa, sẽ trình bày về hiệu quả của việc quản lý năng lượng và các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất áp dụng cho việc quản lý năng lượng hiệu quả, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Tùng – Công ty Song Nam cũng sẽ chia sẻ ý kiến về nguyên nhân khiến việc quản lý năng lượng vẫn chưa phổ biến và được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có lộ trình rõ ràng và hiệu quả để đạt mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Ông Nguyễn Mạnh Tùng - đại diện Công ty Song Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tùng – đại diện Công ty Song Nam.

Thực tế, Đông Nam Á là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu và đặc biệt có nguy cơ mất các khu định cư và cơ sở hạ tầng do nước biển dâng, theo báo cáo tháng 2 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Tuy nhiên, tạp chí The Economist của Anh số ra ngày 4/6 có bài nhận định Việt Nam là một điểm sáng trong khu vực. Cụ thể, trong 4 năm tính đến 2021, tỷ trọng điện lượng mặt trời tại Việt Nam đã tăng từ mức gần như bằng 0 lên gần 11%. Đây không chỉ là tốc độ tăng nhanh hơn hầu hết mọi nơi trên thế giới, mà tỷ trọng này còn cao hơn so với các nền kinh tế lớn như Pháp hay Nhật Bản.

Nguyễn Phượng

Nguồn: vnexpress.net

Bài viết cùng chủ đề: