Đổi mới, tin cậy, tiếp cận và phồn thịnh là 4 mục tiêu Visa hướng đến khi hỗ trợ người tiêu dùng, doanh nghiệp tiến đến nền kinh tế kỹ thuật số.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên toàn thế giới, đồng thời góp phần làm thay đổi lối sống, làm việc và thực hiện các giao dịch thanh toán của mọi người. Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021 cho thấy, hơn một nửa người tiêu dùng Việt thường xuyên mua sắm trực tuyến, đồng thời, muốn thanh toán bằng thẻ hoặc điện thoại di động ngay tại các cửa hàng vật lý. Đây được xem là bước đệm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam trong bối cảnh mới.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Chúng tôi tin rằng nền kinh tế kỹ thuật số sẽ tạo ra sự phồn thịnh trên toàn thế giới khi có sự tham gia của tất cả mọi người từ mọi nơi. Đó là lý do Visa nỗ lực vận dụng trình độ chuyên môn kỹ thuật số để đảm bảo rằng sự chuyển đổi được diễn ra toàn diện và công bằng”.
Đổi mới gắn liền với tin cậy
Đại diện Visa khẳng định, các chiến lược khả thi để số hóa và đón nhận sự đổi mới đang là điều cần thiết khi thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số. Khoảng 90% doanh nghiệp nhỏ có hiện diện kỹ thuật số cho rằng sự tồn tại của họ trong đại dịch là nhờ vào thương mại điện tử, theo nghiên cứu Visa Global Back to Business năm 2022.
Theo đó, Visa đã đầu tư mạnh vào việc tạo ra hệ sinh thái dịch vụ và công nghệ nhằm hỗ trợ người tiêu dùng với các giao dịch bảo mật, cải tiến và phù hợp nhu cầu của họ. Trong 5 năm qua, Visa dành 9 tỷ USD vào lĩnh vực an ninh mạng để phòng chống gian lận và rửa tiền.
Nguyên tắc đổi mới đáng tin cậy – ưu tiên cách tiếp cận an toàn khi phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho nền kinh tế kỹ thuật số là phương châm phát triển của Visa.
“Đổi mới là nền tảng kinh doanh cũng là động lực thúc đẩy tương lai của việc lưu chuyển tiền tệ. Ngoài việc xây dựng công cụ cho nền kinh tế kỹ thuật số, chúng tôi cũng đang hỗ trợ các bên liên quan trên tất cả các khía cạnh hoạt động để họ có thể tiếp cận đến kỹ thuật số”, bà Đặng Tuyết Dung giải thích.
Visa đang có chương trình Tăng tốc chấp nhận thanh toán số giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) thiết lập khả năng nhận thanh toán kỹ thuật số chỉ trong vài phút. Chương trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng kiến thức chuyên môn về kỹ thuật số của Visa với mức chi phí thấp.
Phát triển mạng lưới rộng khắp
Một trong những điểm mạnh trong mạng lưới Visa là sự đa dạng. Visa kết nối cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan ở mọi nơi bằng nhiều cách thức khác nhau. Sự phổ biến các dịch vụ và mạng lưới giúp Visa trở nên năng động và toàn diện hơn, mang lại lợi ích cho mọi người.
Tổ chức này đang vận hành mạng lưới mở quy mô lớn, năng động về công nghệ, phát triển mối quan hệ đối tác, khách hàng và cá nhân. “Người tiêu dùng luôn muốn biết rằng tiền của họ được an toàn khi thực hiện giao dịch qua mạng lưới, và các chủ doanh nghiệp có được lợi thế mở rộng quy mô kinh doanh dựa vào hệ sinh thái thanh toán nhanh chóng và tiện lợi của Visa”, bà Đặng Tuyết Dung nói.
Với nhu cầu mua sắm gia tăng thông qua các phương thức không dùng tiền mặt, trả góp đang tạo ra cơ hội mới cho người tiêu dùng tìm kiếm những phương thức thanh toán linh hoạt, đơn giản. Các tùy chọn mua trước trả sau (Buy now pay later, BNPL) ngày càng phát triển cùng với sự tăng trưởng của loạt tiện ích kỹ thuật số – từ mua sắm trực tuyến đến chạm để thanh toán tại điểm nhận hàng cho đơn hàng trực tuyến đã được soạn sẵn.
Visa cũng vừa ra mắt chương trình hợp tác mới Visa Ready for BNPL tạo điều kiện cho công ty công nghệ triển khai giải pháp mua trước trả sau (BNPL) của riêng họ, giúp tiếp cận mạng lưới đối tác rộng lớn của Visa và gia tăng độ nhận diện của doanh nghiệp.
Tổ chức này cũng nỗ lực nâng cao khả năng bảo mật và cho ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới để mọi người có thể tiếp cận giao dịch kỹ thuật số dễ dàng hơn.
Mục tiêu mang đến sự thịnh vượng
“Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân dù họ đến từ bất cứ nơi đâu, bằng cách mang đến các phương thức thanh toán và nhận thanh toán tốt nhất” bà Đặng Tuyết Dung cho biết.
Hơn 10 năm qua, Visa đã tăng cường giáo dục kỹ năng quản lý tài chính dành cho sinh viên và cung cấp nền tảng kiến thức về Kỹ năng Kinh doanh Thực tiễn cho các doanh nhân và những người muốn khởi nghiệp. Thông qua chương trình “Giá trị sức mua của bạn”, Visa đã hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến đến số hóa các hoạt động của doanh nghiệp, để hòa cùng dòng chảy phát triển trong thời kỳ bình thường mới.
Ngoài ra, Visa Việt Nam cũng đẩy mạnh bình đẳng tài chính và tinh thần kinh doanh của phụ nữ thông qua chương trình tài trợ She’s Next. Theo đó, 3 nữ doanh nhân chiến thắng trong số 10 ứng viên lọt vào vòng chung kết, được tuyển chọn trong tháng 7, sẽ nhận khoản tài trợ trị giá 10.000 USD và một năm thành thành viên chương trình huấn luyện IFundWomen, giúp doanh nghiệp của họ tăng trưởng hơn nữa.
“Chúng ta chỉ thực sự phát triển khi chúng ta chung tay cùng nhau. Đó là lý do vì sao Visa xây dựng mạng lưới dành cho tất cả mọi người”, bà Đặng Tuyết Dung chia sẻ thêm.
An Nhiên
Nguồn: vnexpress.net