Chọn điểm mua sắm giá tốt tiết kiệm chi tiêu

Ảnh hưởng của giá cả hàng hóa tăng cao những tháng đầu năm khiến người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho các mặt hàng nhu yếu phẩm.

Chọn điểm mua sắm giá tốt  tiết kiệm chi tiêu - Ảnh 1.

Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khi mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Dù đã sẵn sàng trả giá cao hơn để duy trì chất lượng cuộc sống, nhưng người tiêu dùng vẫn có những cách riêng thích ứng với tình hình mới bằng cách chọn những điểm mua sắm giá tốt, nhiều khuyến mãi hay ưu tiên hàng nội địa.

Những chương trình khuyến mãi trong “bão giá” giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí khi mua sắm, mặt khác đây cũng là nỗ lực nhà bán lẻ bảo vệ sức mua.

Bà Hồ Thị Hồng Đào – phó giám đốc Marketing Saigon Co.op

Tăng cường săn khuyến mãi, ưu tiên hàng nội địa

Bà Hoàng Hoa (ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) cho biết diễn biến mới của giá xăng dầu đang có xu hướng giảm hiện nay đem đến cho bà hy vọng giá các mặt hàng thiết yếu cũng có điều kiện giảm theo, phần nào bớt áp lực tiền chợ cho gia đình.

Hiện bà vẫn phải tính toán các bữa cơm cho tươm tất để đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình vì nhiều mặt hàng thực phẩm đã tăng mạnh thời gian qua.

“Tình trạng tăng giá cả hàng hóa là chung nên thay vì than vãn thì mình tính toán lại, nếu thịt heo tăng cao quá thì tạm thời chuyển sang thịt gà, thịt bò… Các siêu thị cũng có nhiều khuyến mãi luân phiên, theo dõi kỹ sẽ mua được rất nhiều mặt hàng với giá tiết kiệm được”, bà Hoa chia sẻ.

Tuy nhiên, không nhiều người tiêu dùng Việt giữ được sự lạc quan đó. Không ít bà nội trợ cho biết việc giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao khiến các khoản tiết kiệm, chi tiêu cho mua sắm quần áo, đi ăn bên ngoài bị cắt giảm mạnh, nhưng không vì thế mà để chất lượng cuộc sống giảm đi.

Anh Hoàng Ngọc, nhân viên văn phòng, cho biết sau hai năm dịch bệnh, những suy nghĩ về chất lượng cuộc sống của anh cũng thay đổi. 

“Tôi sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm sạch, an toàn và chú ý hơn đến dinh dưỡng. Vì thế, để cân bằng khả năng tài chính, tôi tìm đến các sản phẩm cùng loại có giá rẻ hơn như hàng nội địa, hàng nhãn riêng của các siêu thị”, anh Ngọc chia sẻ kinh nghiệm.

Khảo sát mới đây của PwC về những hành vi thay đổi của người tiêu dùng trước cơn bão “lạm phát” của 25 quốc gia, trong đó có Việt Nam, cho thấy cứ 8 trên 10 người được khảo sát bày tỏ ý định sẵn sàng trả giá cao hơn mức trung bình cho các sản phẩm địa phương hoặc nội địa.

Theo khảo sát này, 75% người tiêu dùng các nước tham gia khảo sát của PwC cho biết sẽ duy trì hoặc tăng mức chi tiêu trên hầu hết danh mục trong 6 tháng tới. Dù phần lớn người tiêu dùng đang phải đối mặt với mức lạm phát cao hơn, nhưng vẫn có đến 47% người được hỏi mong muốn chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhu yếu phẩm.

Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, sự gia tăng giá của mặt hàng nhu yếu phẩm là vấn đề phổ biến nhất tác động đến trải nghiệm mua sắm. 57% người tiêu dùng toàn cầu nói rằng họ luôn luôn hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng giá hàng tạp hóa tăng cao. 

Số liệu này ở Mỹ và Canada là 69%, theo sau là Nam Phi (76%) và Brazil (74%) – các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất về tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa. Tình trạng bất ổn trên toàn cầu và các vấn đề chuỗi cung ứng cũng khiến nhiều người tiêu dùng quan tâm hơn đối với hàng hóa trong nước.

Ông Nguyễn Anh Đức – tổng giám đốc Saigon Co.op – cho biết xu hướng tiêu dùng hàng nội địa thay thế dần hàng ngoại nhập càng rõ rệt hơn sau hai năm đại dịch vừa qua. Khi giá cả tăng cao và người tiêu dùng vẫn muốn duy trì các nhu cầu tiêu dùng, họ sẽ tìm cách chọn những mặt hàng có giá cả tốt hơn và có sẵn.

“Sự đứt gãy chuỗi cung ứng khiến cho nhiều mặt hàng bị thiếu hụt, vận chuyển không kịp… Lúc này các nhà sản xuất trong nước đã thể hiện vai trò bình ổn, cung cấp hàng hóa chất lượng kịp thời”, ông Anh Đức nhận định.

Không để gánh nặng chi tiêu “đè” người tiêu dùng

Dù tâm lý của người tiêu dùng đã chấp nhận mặt bằng giá mới trên thị trường, nhưng theo các nhà kinh doanh, nếu không có biện pháp kềm giá thì mức chi tiêu trong dân có nguy cơ tiếp tục giảm. 

Nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng chuộng các sản phẩm nội địa, nhiều siêu thị trong nước đã đẩy mạnh công tác tạo nguồn hàng với các nhà sản xuất trong nước.

Chẳng hạn tại Saigon Co.op, hệ thống này chủ động cách thương thảo và phối hợp với các nhà cung cấp, trong đó ưu tiên các nhà cung cấp trong nước thực hiện các chương trình ưu đãi giảm giá để phù hợp với xu hướng mua sắm ngày càng chuộng hàng Việt của khách hàng.

Với thế mạnh là kênh phân phối hàng Việt cùng với cơ cấu 90% hàng hóa đều là hàng nội địa, các chuỗi bán lẻ của hệ thống này dễ dàng chủ động được nguồn cung, từ đó ổn định được giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.

Theo bà Hồ Thị Hồng Đào – phó giám đốc Marketing Saigon Co.op, nhiều mặt hàng đang trong kỳ tăng giá, nhưng nhờ làm việc với các nhà cung cấp từ trước, hệ thống đã kịp trữ lượng hàng lớn kéo tốc độ tăng giá chậm hơn, thấp hơn so với thị trường.

Những ngày này, nếu đến mua sắm tại các siêu thị trong hệ thống Co.opmart, Co.opXtra… khách sẽ có trải nghiệm dùng nhiều mặt hàng mới với mức giá giảm lên đến 50% như tương ớt Nam Dương cay vừa 255g còn 11.200 đồng/chai – mua chai thứ 2 với giá 0 đồng, nước mắm truyền thống Liên Thành thủy tinh 40N 500ml còn 176.800 đồng/chai – mua 1 tặng 1, sốt tiêu đen, sốt me chua ngọt DHF chai 200g còn 18.400 đồng/chai, nghệ bột hữu cơ Farmer hũ thủy tinh 40g còn 24.500 đồng/hũ, nước ngọt Fanta nho lon cao 6x320ml còn 48.200 đồng/lốc tặng 01 chai Fuzetea chanh sả 1L…

Đặc biệt duy nhất trong ngày 7-8, diễn ra chương trình Siêu ưu đãi giảm giá mạnh cho một số sản phẩm công nghệ gồm dầu ăn Neptune Light 1L còn 40.000 đồng/chai, nước mắm Liên Thành cá cơm nhãn vàng 600ml còn 47.000 đồng/chai, sữa tươi tiệt trùng Dutch Lady có đường hộp giấy 1L còn 10.000 đồng/hộp, nước ngọt Coca Cola pet 390ml còn 5.000 đồng/chai.

Đại diện Saigon Co.op cũng cho biết thêm những chương trình khuyến mãi trong “bão giá” giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí khi mua sắm, mặt khác đây cũng là nỗ lực nhà bán lẻ bảo vệ sức mua.

Thời gian tới, sẽ có thêm nhiều sản phẩm hàng hóa, thực phẩm được giảm giá như gà xiên que Tom Yum 99-300g còn 42.900 đồng/hộp, há cảo tôm cải bó xôi CJ 300g còn 55.900 đồng/hộp, cá viên rau củ Tân Việt Sin 500g còn 33.600 đồng/gói, xúc xích Việt Mỹ Legourmet 500g còn 53.500 đồng/gói, xúc xích phô mai G Feddy 200g còn 31.800 đồng/gói, chả bì ớt xiêm xanh G Feddy 200g còn 33.600 đồng/gói…

Siêu giảm giá thịt heo ngày 8-8

z3618416011207_c42cea327337c8c06c95c5a846acb520

Duy nhất ngày 8-8, hệ thống Co.opmart, Co.opXtra phối hợp với nhà cung cấp giảm giá thịt heo lên đến 40% – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Duy nhất trong ngày 8-8, hệ thống Co.opmart, Co.opXtra phối hợp với nhà cung cấp Vissan, Anh Hoàng Thy và Nam Phong giảm giá lên đến 40%.

Theo đó, tại khu vực TP.HCM, giá thịt đùi heo giảm từ 161.000 đồng/kg còn 96.600 đồng/kg, nạc rọi heo xay giảm từ 159.000 đồng/kg còn 95.400 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ và TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, giá thịt đùi heo giảm từ 153.000 đồng/kg còn 91.800 đồng/kg, nạc rọi heo xay giảm từ 151.000 đồng/kg còn 90.600 đồng/kg.

Nguồn: tuoitre.vn

Bài viết cùng chủ đề: