Bất động sản 24h: Nhu cầu vay vốn tăng mạnh

Nhu cầu vay vốn tăng mạnh, cao nhất 10 năm qua; Cần lưu ý gì khi đầu tư bất động sản vùng ven; Đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: Chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ 624 tỉ lên 2.250 tỉ đồng… là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch: Chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ 624 tỉ lên 2.250 tỉ đồng

Theo quyết định vừa được Bộ GTVT phê duyệt, dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch sẽ tăng mức đầu tư lên thêm 1.600 tỉ đồng.

Cụ thể, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh là hơn 6.955 tỉ đồng, con số này trước đó là hơn 5.329 tỉ đồng. Phần phát sinh là do chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ 624 tỉ đồng lên hơn 2.250 tỉ đồng. Trong đó, trên địa bàn TP.HCM chi phí giải phóng mặt bằng tăng từ 149 tỉ đồng lên gần 1.600 tỉ đồng. Con số này ở Đồng Nai tăng từ 476 tỉ đồng lên hơn 651 tỉ đồng.

Sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn của dự án cũng có sự thay đổi. Cụ thể, hơn 190 triệu USD là vốn vay ODA từ Quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc. Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 2.779 tỉ đồng…xem thêm

Cần lưu ý gì khi đầu tư bất động sản vùng ven?

Bà Huệ của MIK Group cho rằng 2022 là thời điểm thị trường khác biệt và khó dự đoán. Nửa năm qua là thời điểm nhiều dự án ra hàng và bán rất tốt, thậm chí có những dự án, tốc độ bán gấp 2-3 lần so với những tháng đầu năm, có những dự án triển khai bán hàng 1-2 ngày đã có hàng trăm giao dịch.

“Những sản phẩm bất động sản phục vụ nhu cầu để ở và sản phẩm phục vụ đầu tư vẫn đang có nhu cầu tốt trên thị trường, trong đó có cả thị trường vùng ven”, bà Huệ nhận định. Tuy nhiên, bà Huệ cho rằng để chọn được những dự án bất động sản vùng ven tốt, có tỷ lệ sinh lời cao không phải dễ. “Có những người cả năm trời không thể tìm được một sản phẩm để mua, trong khi tiền lúc nào cũng để trong túi và tâm lý lo sợ lạm phát đến nơi rồi tiền sẽ mất giá…xem thêm

Nhu cầu vay vốn tăng mạnh, cao nhất 10 năm qua

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đã tăng 8% từ đầu năm tính đến cuối 31/5/2022 (trong khi đó, 5 tháng đầu năm 2021 tăng 5%), cho thấy nhu cầu vay vốn tăng mạnh nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh quay trở lại sau đại dịch.

Tính đến quý 1/2022, tín dụng tăng 6% kể từ đầu năm (+16,9% so với cùng kỳ) lên 11.149 nghìn tỷ đồng (quý 1/2021: 2,95% kể từ đầu năm 2021), nhờ vào tăng trưởng từ các ngành nghề sản xuất – kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Ba ngân hàng thương mại Nhà nước niêm yết là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, chiếm 33,5% thị phần cho vay cả nước, ghi nhận tín dụng tăng 6,7% từ đầu năm, cao hơn mức tăng của toàn hệ thống. Tổng dư nợ cho vay của 15 ngân hàng niêm yết, chiếm 62% tín dụng hệ thống, tăng 6,7% tính đến cuối quý 1/2022…xem thêm

Ngân hàng Nhà nước lên tiếng việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát

Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa 12 nền kinh tế vào Danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Việt Nam và Đài Loan.

Thuỵ Sĩ là nền kinh tế duy nhất đáp ứng cả 3 tiêu chí và Bộ Tài chính Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện tiếp xúc nâng cao với Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ. Trong khi đó, Việt Nam và Đài Loan do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí nên Bộ Tài chính Mỹ đưa trở lại danh sách giám sát. Tại báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ cũng kết luận không có đối tác lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong năm 2021…xem thêm

Nguồn: cafeland.vn

Bài viết cùng chủ đề: