Bất động sản 24h: Tránh sập bẫy cò khi đầu tư nhà đất

Ngân hàng Nhà nước muốn cấm cho vay đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai; Dở khóc dở cười chuyện nhà đầu tư bỏ vốn “vỗ béo” cò; Điểm mới về cấp sổ đỏ lần đầu tại Hà Nội từ ngày 25.6… là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.

Hình minh họa

Ngân hàng Nhà nước muốn cấm cho vay đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Cụ thể, các ngân hàng không được cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Đồng thời, không được cho vay góp vốn hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành vốn điều lệ hoặc không hình thành vốn điều lệ; không cho vay nhận chuyển nhượng vốn góp; không cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch tương lai chưa đủ điều kiện; không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa…xem thêm

Dở khóc dở cười chuyện nhà đầu tư bỏ vốn “vỗ béo” cò

Ăn chênh lệch trong mua bán bất động sản là câu chuyện không còn xa lạ ở lĩnh vực này. Mối quan hệ cộng sinh giữa nhà đầu tư và môi giới là điều ai cũng hiểu, nhưng trong cơn sốt đã nảy sinh những mâu thuẫn về mặt lợi ích. Nhà đầu tư chi tiền nhưng người hưởng lợi nhiều nhất lại là những “cò” và “siêu cò”.

Trong giới kinh doanh bất động sản, vai trò của những người môi giới, nhiều thời điểm biến tướng bị gọi là “cò đất” là rất khó để phủ nhận. Với sự nhanh nhạy và đa dạng những mối quan hệ, những người hoạt động trên lĩnh vực bất động sản đã giúp sức rất nhiều cho nhà đầu tư để mua bán, chuyển nhượng bất động sản và đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cũng không tiếc tiền chi “hoa hồng” cho môi giới để tạo mối quan hệ “cộng sinh” lâu dài và bền vững. Khoản hoa hồng môi giới được hưởng thường là 1% trên giá trị lô đất. Thời gian gần đây, mức chi hoa hồng đã được đẩy lên cao, đặc biệt là tại những vùng đất đang trong tình trạng “nóng bỏng tay”…xem thêm

Ông Tề Trí Dũng bị đề nghị truy tố vụ bán rẻ 149 nền đất dự án An Phú Tây

Theo báo Công an TP.HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Tề Trí Dũng và đồng phạm bán rẻ 149 nền đất tại dự án An Phú Tây (huyện Bình Chánh), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 127 tỉ đồng.

Bị đề nghị truy tố cùng tội danh trên với ông Dũng còn có 6 bị can: Hồ Thị Thanh Phúc, cựu Tổng giám đốc Công ty CP phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco; công ty con của IPC); Vũ Xuân Đức và Trần Đăng Linh, cùng là cựu Phó tổng giám đốc IPC; Mai Văn Đường (nguyên chủ tịch HĐTV IPC); Phạm Xuân Trung (cựu Phó tổng giám đốc IPC); Mai Bửu Tâm (nhân viên IPC)…xem thêm

Điểm mới về cấp sổ đỏ lần đầu tại Hà Nội từ ngày 25.6

Về trình tự, thủ tục giải quyết, trường hợp nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, trong thời hạn 1 ngày làm việc, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định.

Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, trong thời hạn 8 ngày làm việc, UBND cấp xã thực hiện các công việc: Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014 ngày 15.5.2014, Khoản 16 Điều 2 Nghị định số 01/2017 ngày 6/1/2017 của Chính phủ và Điều 15 Thông tư số 02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch…xem thêm

Mua nhà cho thuê: Nên hay không?

Nguồn: cafeland.vn

Bài viết cùng chủ đề: