Trong khi Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới năm 2020 (theo IEA), thì Nga cũng là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD vào năm 2021), chủ yếu là than nhiệt. Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn, đây được đánh giá là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh thế giới đang thiếu than cho nhu cầu điện, không chỉ do tác động của các vấn đề Nga – EU mà cả quan hệ Trung Quốc – Australia.
Kết phiên giao dịch đầu tháng 1/6/2022, thị trường vẫn giữ được đà tăng nhẹ sau những giằng co. Đáng chú ý, nhóm than một lần nữa đồng loạt kịch trần. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine đang đẩy lên cao, kéo theo giá nguyên vật liệu, hàng hoá tiếp đà tăng mạnh.
Cụ thể, Liên minh châu Âu đang tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga trước khi có sẵn các giải pháp thay thế dầu, khí đốt hoặc năng lượng tái tạo. Ở diễn biến khác, trong tháng 5, châu Âu đã thừa nhận họ sẽ phải tiếp tục sản xuất than nếu muốn đáp ứng nhu cầu năng lượng trong khu vực, vì các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đang gây thiệt hại nặng nề cho họ.
Trong khi Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới năm 2020 (theo IEA), thì Nga cũng là thị trường xuất khẩu than lớn thứ ba sang Việt Nam (khoảng 527 triệu USD vào năm 2021), chủ yếu là than nhiệt. Với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngắn hạn, đây được đánh giá là động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp nội địa trong bối cảnh thế giới đang thiếu than cho nhu cầu điện, không chỉ do tác động của các vấn đề Nga – EU mà cả quan hệ Trung Quốc – Australia.
Năm 2022, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khoảng 18-25 triệu tấn than phục vụ cho hoạt động sản xuất điện và phân bón. Tuy nhiên, do giá than thế giới đã tăng gần 140% tính từ đầu năm 2022, nhiều công ty cũng sớm lên kế hoạch tăng hoạt động đến công suất tối đa để cung cấp than cho các hoạt động sản xuất trong nước.
Thực tế, nhóm than đã nhiều lần bật tăng mạnh, bất chấp thị trường biến động. Đây là phản ánh của kỳ vọng kết quả kinh doanh doanh nghiệp sẽ tốt hơn trong bối cảnh giá bán ra tăng mạnh. Điểm qua một số doanh nghiệp lớn, Than Núi Béo – Vinacomin (NBC) khép lại quý 1/2022 với doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu trong quý đạt hơn 840 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với doanh thu 227 tỷ đồng đạt được quý 1/2021. Than Núi Béo cho biết, tình hình tiêu thụ than quý 1 thuận lợi làm cho doanh thu tăng mạnh. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 8 tỷ đồng, hơn gấp 4 lần so với số lãi gần 2 tỷ đồng đạt được quý 1/2021.
Trên thị trường, cổ phiếu NBC cũng đang trong xu hướng tăng. Kết phiên 1/6, NBC kịch trần với 18.400 đồng/cp, gấp 3 lần thị giá sau 1 năm giao dịch.
Nguồn: cafef.vn