ĐHCĐ KienlongBank: Đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 600 tỷ, thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 16%

ĐHCĐ KienlongBank: Đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 600 tỷ, thực hiện chia cổ tức tỷ lệ 16%

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên

Trong năm 2022, HĐQT cũng cho biết sẽ triển khai các thủ tục để niêm yết cổ phiếu của KienlongBank trên sàn giao dịch chứng khoán theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ.

KLB: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Sáng ngày 28/4/2022, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) năm 2022 với toàn bộ các tờ trình được thông qua.

Báo cáo tại Đại hội, Bà Trần Thị Thu Hằng – Chủ tịch HĐQT cho biết, năm 2021 là năm ghi dấu ấn nổi bật của KienlongBank với những kết quả kinh doanh mang tính đột phá. Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của KienlongBank tăng 46% so với đầu năm lên mức 83.822 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ khi ghi nhận kết quả đạt 1.010 tỷ đồng, tăng 538% so với năm 2020. Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2021 đạt 77.523 tỷ đồng. Thu hút tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng đột phá gấp 5,4 lần so với 2020, chiếm tỷ trọng 15,38% tiền gửi khách hàng.

Ngân hàng cũng đã quyết liệt xử lý dứt điểm các khoản cho vay có tài sản bảo đảm (theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của KienlongBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt). Theo đó, tỷ lệ nợ xấu toàn giảm còn 1,2%. Trong năm 2021, KienlongBank đã thành lập 02 Văn phòng đại diện (tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), duy trì tập trung kiện toàn 134 đơn vị mạng lưới, cơ sở vật chất đầu tư khang trang, thuận tiện cho khách hàng giao dịch, tạo điều kiện để phát triển thị phần và quảng bá thương hiệu KienlongBank.

Trong năm 2021, KienlongBank đã triển khai các chương trình miễn toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền cho khách hàng; miễn, giảm phí dịch vụ và áp dụng mức lãi suất ưu đãi, hỗ trợ cơ cấu nợ vay khách hàng khó khăn do dịch Covid-19 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối năm 2021, KienlongBank đã hỗ trợ cho hơn 66.000 khách hàng với dư nợ đạt 14.400 tỷ đồng.

Với định hướng tăng tốc rút ngắn khoảng cách về quy mô hoạt động, sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ giữa KienlongBank với các Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, HĐQT Kienlongbank định hướng năm 2022 sẽ tiếp tục nâng cao công tác quản trị theo các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, giám sát đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đáp ứng yêu cầu Basel II và quy định của NHNN.

Theo đó, năm 2022 HĐQT KienlongBank đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 660 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 85.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 45.200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 77.700 đồng và tỷ lệ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức dưới 2%.

Trong năm 2022, HĐQT cũng cho biết sẽ triển khai các thủ tục để niêm yết cổ phiếu của KienlongBank trên sàn giao dịch chứng khoán theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, nâng cao vị thế của KienlongBank trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, tiếp cận với các chuẩn mực về quản trị công ty dành cho doanh nghiệp niêm yết.

Tại Đại hội, các cổ đông đã thông qua toàn bộ các tờ trình. Trong đó, đáng chú ý là Tờ trình tăng vốn điều lệ từ 3.653 tỷ đồng lên 4.231 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu chia cổ tức. Mục đích đợt tăng vốn là nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và bổ sung nguồn vốn đầu tư kinh doanh cho KienlongBank trong năm 2022.

Ngoài ra, Đại hội cũng đã thông qua và phê duyệt về phương án phân phối lợi nhuận của năm 2021. Cụ thể, với lợi nhuận sau thuế là hơn 770 tỷ đồng, KienlongBank sẽ trích 5% cho quỹ bổ sung vốn điều lệ, 10% cho quỹ dự phòng tài chính và 5,24% cho các quỹ khác (quỹ khen thưởng). Sau khi trích các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối còn lại là hơn 614 tỷ đồng, KienlongBank sẽ dùng 578 tỷ đồng để chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16% và chỉ thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Cùng với đó, KienlongBank sẽ đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngân hàng, đặc biệt là các hệ thống corebank, core thẻ, nhằm hoàn thành các mục tiêu của chiến lược chuyển đổi số, đa dạng hóa sản phẩm. Song song với đó là triển khai đồng bộ bộ nhận diện thương hiệu trên toàn hệ thống; số hóa quy trình vận hành hoạt động hướng tới văn phòng phi vật lý; thực hiện định vị thương hiệu gắn liền với chiến lược số hóa các sản phẩm, dịch vụ và phương thức bán hàng, chăm sóc khách hàng của KienlongBank nhằm mở rộng hệ thống khách hàng.

Tin tức sự kiện về:
Công ty cổ phần Cao su Việt Nam

Xem tất cả >>

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: