“Giải cơn khát vốn” cho doanh nghiệp

“Giải cơn khát vốn” cho doanh nghiệp

Việc giải bài toán huy động vốn trong bối cảnh các doanh nghiệp đang “khát vốn” là vô cùng cấp bách.

TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia tài chính ngân hàng
284 bài viết
  • “Thị trường trái phiếu đang có sự co hẹp và giảm nhiệt rõ ràng”
    Tại: Dư địa cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
  • Có thể cân nhắc nâng mức tăng trưởng tín dụng cao hơn một chút so với 14% bởi dòng tiền năm nay đi vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn là vào đầu cơ và thực thi sớm, sẽ càng có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
    Tại: Tăng vốn cho doanh nghiệp: Đã có điều kiện, cho nới “trần” tín dụng sớm

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, tạo điều kiện và cơ hội để vừa phục hồi, vừa thu hút đầu tư, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; nhu cầu vốn nhằm đảm bảo phục hồi sản xuất – kinh doanh, bù đắp đà tăng của chi phí, giá cả đầu vào… là khá lớn; đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm của cả cơ quan quản lý, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.

Theo đó, đối với cơ quan chức năng, cần nắm sát tình hình, diễn biến quốc tế và trong nước. Điều hành thận trọng nhưng chủ động, linh hoạt, nghệ thuật, khôn khéo theo hướng: “kiến tạo, hỗ trợ phục hồi, phát triển, song vẫn kiểm soát được rủi ro”; phối hợp chính sách tốt hơn nữa nhằm thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá và lãi suất phù hợp…v.v.

Chú trọng cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư – kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công ; có giải pháp khơi thông vốn tín dụng, vốn trái phiếu, quỹ đầu tư, thị trường mua – bán nợ, vốn đọng trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản….một cách hợp lý, lành mạnh, hiệu quả; đây cũng là giải pháp tốt nhất để huy động nguồn lực cho nền kinh tế và doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, cần lưu tâm, tìm hiểu và sử dụng Chương trình phục hồi ; linh hoạt, đa dạng hóa các kênh huy động vốn (ngoài vốn tín dụng, có thể phát hành trái phiếu, cổ phần, quỹ đầu tư, kênh thuê tài chính…).

Theo đó, cần hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp hơn, thiện chí hơn, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện đầy đủ các cam kết; chuẩn hóa đội ngũ quản lý (gồm cả chuyên viên tài chính, thuế…); huy động vốn cần gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể; quan tâm quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá, tài chính…v.v.

TÁC GIẢ KHÁC

  • PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

    Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing

    56 bài viết – Mới nhất: Mòn mỏi chờ cấp tín dụng
  • PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi

    Chuyên gia

    3 bài viết – Mới nhất: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi: Hạn mức tín dụng đang được vận hành hợp lý
  • Chuyên gia Đinh Thế Hiển

    31 bài viết – Mới nhất: Ngân hàng, doanh nghiệp BĐS bơm vốn vào công ty chứng khoán: Lợi ích và rủi ro nào hiện hữu?

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: