Hành vi Không trả tiền chuyển khoản nhầm có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.”
Vài năm trở lại đây, để đảm bảo an toàn, nhanh chóng cũng như hạn chế tiếp xúc tối đa do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, đa số mọi người đã và đang chọn hình thức giao dịch qua ngân hàng thay vì giao dịch trực tiếp. Thế nhưng, đôi khi vì sơ suất mà chủ tài khoản chuyển khoản nhầm sang một tài khoản khác.
Trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm, có tài khoản của người chuyển nhầm là gì?
Theo quy định tại Mục 2 – Điều 33 – Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về Trách nhiệm của ngân hàng có tài khoản nhận nhầm và tài khoản của người chuyển nhầm cụ thể như sau:
Một cách dễ hiểu, căn cứ vào yêu cầu của người chuyển, ngân hàng đầu chuyển sẽ gửi yêu cầu hủy giao dịch sang cho ngân hàng đầu nhận. Ngân hàng đầu nhận sẽ làm việc với người nhận được tiền. Nếu người nhận tiền đồng ý trả lại và đảm bảo có đủ tiền để trả lại, ngân hàng đầu nhận sẽ hoàn trả lại tiền cho ngân hàng đầu chuyển. Nếu người nhận tiền không đồng ý trả lại, không liên hệ được với người hưởng, tài khoản người nhận không có đủ tiền để hoàn lại, ngân hàng nhận sẽ thông báo lại cho ngân hàng chuyển để thông tin tới người chuyển.
Ngân hàng sẽ xử lý ra sao trong một số tình huống bất khả kháng xảy ra như không liên lạc được, người nhận nhầm đã đi nước ngoài hoặc người nhận nhầm đã mất…?
Trong các tình huống bất khả kháng, ngân hàng sẽ hỗ trợ liên hệ tối đa trong một thời gian nhất định kể từ khi nhận được yêu cầu hoàn trả. Sau thời gian này, ngân hàng sẽ ngừng hỗ trợ và lập thông báo phản hồi lại cho khách hàng là người chuyển nhầm hoặc ngân hàng người chuyển nhầm mở tài khoản để họ thông báo cho người chuyển nhầm.
Người nhận tiền nhầm không đồng ý hoàn trả sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong trường hợp người nhận nhầm không hoàn trả, ngân hàng có thể hướng dẫn khách hàng là chủ tài khoản thực hiện các thủ tục khởi kiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 599 luật Dân sự: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó, nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”
Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Nguồn: cafef.vn