Kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” là một điều bất lợi cho Việt Nam

Kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” là một điều bất lợi cho Việt Nam

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 27/7 đã đưa mức lãi suất tham chiếu tại Mỹ lên 2,25% – 2,5%, cao nhất kể từ tháng 12/2018. Động thái này ảnh hưởng tới hệ thống tài chính và nền kinh tế nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Chuyên gia tài chính
291 bài viết
  • Hãy để dành tiền để đầu tư vào tài sản khác thay vì mua vàng trong ngày vía Thần Tài để lấy may
    Tại: Bất thường giá vàng trong nước: Do cách quản lý?
  • Lãi suất tiền gửi quá thấp sẽ xảy ra hiện tượng người dân rút tiền gửi khỏi ngân hàng, chuyển sang các kênh đầu tư khác
    Tại: Vì sao mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu?

FED tăng lãi suất sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam

Trao đổi với phóng viên VOV, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế cho biết, thực tế, giá xăng dầu, giá nhà cửa tiêu dùng và xe ô tô tại Mỹ đã tăng lên hàng chục phần trăm so với năm ngoái.

“Tôi đang ở Mỹ và cảm nhận là rổ hàng hóa và thực phẩm mà gia đình tôi mua hàng tuần vơi đi một nửa nếu gia đình tôi chỉ muốn trả cùng một số tiền mỗi lần đi chợ như cách đây một năm”, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

TS. Hiếu cho rằng, khi nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” hay là đi vào “suy thoái” thì đây là một điều bất lợi cho Việt Nam, bởi thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam. Nếu nền kinh tế Mỹ đi vào suy thoái, nhu cầu tiêu thụ của người dân Mỹ giảm, nhu cầu mua hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam.

“Bên cạnh tác động đến xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, FED tăng lãi suất cũng sẽ tác động đến các thị trường tài chính của Việt Nam với một độ trễ từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí đến vài tháng”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.

Mặt khác, khi FED tăng lãi suất, tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD sẽ tăng. Điều này có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu kéo theo việc nhập khẩu lạm phát vì hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và các nước khác đang tăng giá rất mạnh.

Về thị trường bất động sản, theo ông Hiếu, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất, tạo khó khăn cho người mua nhà và làm giảm tính thanh khoản trên thị trường bất động sản. Do đó, thị trường bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới.

“Thị trường vàng, ở Mỹ giá trị đồng USD sẽ tiếp tục tăng, đẩy giá trị vàng xuống, đó là về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, giữa những lực đẩy và kéo giá vàng trong thời gian tới, giá vàng sẽ biến động rất mạnh và giá vàng trong nước cũng sẽ theo xu hướng đó. Bên cạnh đó, thị trường ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, nếu lãi suất thị trường ngân hàng vẫn được duy trì ở mức thấp có thể sẽ có một dòng tiền rút khỏi Việt Nam qua thị trường tài chính của Mỹ và các nước châu Âu”, TS. Hiếu đánh giá.

Còn theo ông Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên cao cấp Đại học Bristol (Anh), FED đang tiến hành vừa tăng lãi suất đồng thời vừa rút tiền về. Tuy nhiên, sự khác biệt so với năm 2007 là FED tiến hành chủ động và có lộ trình rõ ràng và tiến hành từ từ.

Do đó, đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung thì cú shock này nhẹ hơn và chu kỳ này là một chu kỳ ít nhiều đoán trước được bởi vì lạm phát quá cao. Theo công bố của FED trong báo cáo hồi tháng 3, dự kiến sẽ tăng lãi suất lên 3,8%, như vậy chỉ còn khoảng 3-4 lần tăng lãi suất nữa. Khi càng đi gần đến giai đoạn cuối cùng của quá trình tăng lãi suất đó, thì thị trường sẽ nhìn thấy con đường phía trước sẽ thuận lợi hơn.

“Tôi kỳ vọng giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế sẽ vào cuối quý IV của năm 2022 và giai đoạn đầu của 2023, khi mà Ngân hàng Trung ương không cần siết tiền tệ quá nhiều thì nền kinh tế sẽ vận hành được tốt hơn. Đồng thời cũng tạo ra nguồn vốn cho thị trường chứng khoán được vận hành suôn sẻ hơn”, ông Hồ Quốc Tuấn cho biết.

Đối với kinh tế Việt Nam, ông Tuấn cho rằng sẽ có độ trễ hơn một khoảng thời gian. Việt Nam không có hành động tăng lãi suất quy mô lớn như nhiều nước. Lạm phát của Việt Nam không phải quá cao, yếu tố tác động chủ yếu đến nền kinh tế Việt Nam là yếu tố cú shock từ bên ngoài, ví dụ như là các thị trường Mỹ và Châu Âu tăng trưởng chậm, cũng sẽ gây ra các vấn đề với hoạt động xuất khẩu của chúng ta về mặt đơn hàng.

“Đồng USD lên giá mạnh đang tạo ra một sức ép khó khăn về mặt chính sách, nếu chúng ta thả để cho Việt Nam đồng trượt theo USD như các nước thì dễ dẫn đến nhập khẩu lạm phát, nhưng nếu giữ Việt Nam đồng ổn định so với USD thì lại có một sức ép, phải can thiệp bằng dự trữ ngoại hối như Ngân hàng Nhà nước đang làm. Việt Nam đồng ổn định thì xuất khẩu tương đối sẽ bị bất lợi hơn so với nước láng giềng, khi đồng tiền của họ giảm giá nhiều so USD”, ông Tuấn phân tích đồng thời cho rằng “việc lựa chọn chính sách như thế nào vào lúc này là khó khăn mà Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân bằng yếu tố ổn định đồng tiền, yếu tố rất quan trọng”.

Cần chuẩn bị sẵn các kịch bản đối phó với xu hướng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất

Khẳng định nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam khó tránh khỏi những tác động từ việc các nước phát triển thắt chặt tiền tệ, trong đó có Mỹ, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn các kịch bản đối phó với xu hướng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ nay đến cuối năm 2022. Bởi lẽ, lãi suất tăng có thể làm nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với hàng hóa nước ngoài. Trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại lớn nhất.

Lo ngại việc FED tăng lãi suất có thể khiến cho dòng vốn đầu tư toàn cầu đảo chiều chuyển từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, đặc biệt là về Mỹ. Điều này khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể tăng chậm lại, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, “Việt Nam cần xử lý tốt mối quan hệ trong tam giác bất khả thi giữa dòng vốn nước ngoài với lãi suất và tỷ giá hối đoái trong bối cảnh nền kinh tế lệch pha mới hạn chế được tác động tiêu cực của việc FED tăng lãi suất”.

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, để ứng phó với tình hình hiện tại, cần một giải pháp tổng thể từ chính sách tiền tệ đến chính sách tài khóa và tất cả những chính sách khác.

“Nên tăng lãi suất để giảm bớt sức nóng của nền kinh tế Việt Nam sau thời gian dịch bệnh. Từ đó, có thể kiểm soát lạm phát một cách dễ dàng hơn. Mặc dù việc tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, nhưng điểm tích cực là sẽ lấy đi “rủi ro bong bóng” của các thị trường, tạo nên sự ổn định cho cả hai thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản”, TS. Hiếu khuyến nghị.

TÁC GIẢ KHÁC

  • Chuyên gia Đinh Thế Hiển

    29 bài viết – Mới nhất: Rủi ro chuỗi “phái sinh” từ trái phiếu
  • Ông Vũ Việt Dũng

    Chủ tịch HĐQT công ty Key Person

    6 bài viết – Mới nhất: Người cũ nghỉ, người mới chưa tuyển được: Nhiều ngân hàng lao đao

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: