Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt?

Lãi suất huy động từ 6,4% thậm chí 7,55%/năm, khoảng 15 ngân hàng đã gia nhập cuộc đua tăng lãi suất huy động.

TS Cấn Văn Lực

Chuyên gia tài chính ngân hàng
270 bài viết
  • Tôi cho rằng ngoài việc chúng ta phục hồi kinh tế, năm nay cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có câu chuyện về lạm phát, rủi ro hệ thống tài chính, nhất là thị trường chứng khoán và bất động sản- không có nghĩa là siết chặt nhưng phải lành mạnh hoá.
    Tại: Rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức “Trung bình cao”
  • Về lâu dài, cần quản lý các ngân hàng bằng các chỉ số tài chính thay vì công cụ hành chính là trần tăng trưởng tín dụng. Đến nay, rất ít quốc gia trên thế giới còn sử dụng công cụ giao chỉ tiêu tín dụng.
    Tại: Khó bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng ngay, vì sao?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi dân cư đến cuối tháng 3 đạt trên 5,47 triệu tỷ đồng, tăng gần 3,28% so với cuối năm ngoái. Ngoài ra tiền gửi của tổ chức doanh nghiệp cũng tăng hơn 3,89%, lên mức 5,86 triệu tỷ đồng.

“Việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng không chỉ phản ánh niềm tin của người dân, doanh nghiệp với ngân hàng mà còn phản ánh các tiện ích của dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, thu hút dòng tiền vào hệ thống”, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Nhân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết.

Thống kê trên thị trường thì lãi suất tiền gửi 12 tháng của các ngân hàng dao động từ 6,4 đến khoảng 7,3%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là các ngân hàng có vốn nhà nước như VietcomBank, VietinBank hay BIDV thì lãi suất 12 tháng cũng vẫn ở mức 5,5 – 5,6%/năm.

“Thời gian qua một số ngân hàng tài lãi suất tiết kiệm để tăng nguồn tiền gửi trong bối cảnh năm nay nhu cầu tín dụng đã và đang tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra năm nay một số kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán không được thuận lợi như 2 năm vừa qua. Nên người dân và doanh nghiệp đã quay trở lại gửi tiền trong ngân hành nhiều hơn”, ông Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho biết.

Theo ông Lực, khi lãi suất tăng đương nhiên người dân và doanh nghiệp được hưởng mức lợi cao hơn. Bên cạnh đó cũng góp phần củng cố nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng ở các kỳ hạn, qua đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ đây đến cuối năm.

Về quan điểm cho rằng ngân hàng đang thiếu tiền nên phải tăng lãi suất động thời gian qua? Trả lời vấn đề này theo ông Lực, thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tương đối ổn, tất nhiên không được dồi dào như những năm vừa qua khi mà tín dụng tăng mạnh thời gian qua (tăng 8% từ đầu năm).

“Ví dụ hệ số cho vay so với vốn huy động hiện xoay quanh ở mức 85%, đây là mức vừa phải. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức tương đối ổn”, ông Lực cho biết.

Liên quan đến vấn đề kiềm chế lạm phát khi lãi suất huy động tăng, theo ông Lực điều này có những mối quan hệ nhưng không phải quá nhiều. Thông thường lãi suất cho vay mới tác động đến câu chuyện kiểm soát lạm phát.

“Lãi suất huy động tăng giúp hút bớt lượng cung tiền trong nền kinh tế để điều hướng nhiều hơn và sản xuất kinh doanh thay vì đầu cơ, chi tiêu”, ông Cấn Văn Lực nhận định.

Bình ổn được lãi suất cho vay là thành công

Lãi suất huy động tăng như vậy doanh nghiệp có nguy cơ trả lãi suất cao hơn từ nay đến cuối năm? Về vấn đề này theo ông Lực là rất may mắn trong thời gian vừa qua kể cả những khoản nợ từ đầu năm, kể cả những khoản nợ sắp tới về cơ  bản lãi suất cho vay không tăng.

“Theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu năm nay chúng ta mong muốn phục hồi và phát triển kinh tế, do đó trong chương trình phục hồi có yêu cầu hệ thống ngân hàng phấn đầu, thậm chí là giảm nhẹ lãi suất cho vay từ 0,5 – 1%”, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia cho biết.

Tuy nhiên, ông Lực nhấn mạnh mức độ giảm lãi suất năm nay là cực kỳ khó, bởi tất cả các lãi suất đầu vào và các nước trên thế giới đều tăng lãi suất. Năm nay nếu giữ bình ổn được lãi suất cho vay đã là một thành công.

“Đâu đó hệ thống ngân hàng phải chấp nhận chênh lệch lãi suất đầu vào tăng lên, đầu ra không tăng được. Chênh lệch lãi suất ròng sẽ giảm đi so với những năm trước. Ngân hàng buộc phải tìm cách đa dạng hoá hoạt động để tăng nguồn thu”, ông Lực cho biết.

Trong chiều hướng khác, ông Lực khẳng định những doanh nghiệp đi vay ngoại tệ nhất là USD chắc chắn đã và đang phải chịu lãi suất cao hơn. Hiện nay các ngân hàng trung ương đều đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Khi Mỹ tăng lãi suất đồng nghĩa với việc lãi suất đồng USD trên toàn cầu sẽ tăng theo và thực tế đã tăng đâu đó khoảng 0,7 – 1,5%.

“Như vậy những khoản nợ cũ và mới sẽ bị tăng lên. Thứ hai vấn đề về tỷ giá, khi lãi suất USD tăng khiến giá trị đồng tiền này cũng tăng theo khiến tỷ giá tăng. Do đó doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua ngoại tệ…”, ông Lực cho biết.

Sự kiện:
Dịch chuyển dòng tiền

Xem tất cả >>

  • Lãi suất tiết kiệm tăng: Ai lợi, ai thiệt?
  • Nếu cứ “lấy của người giàu chia đều cho người nghèo” thì bình quân mỗi người Việt Nam đang có bao nhiêu tiền gửi trong ngân hàng?
  • Giữa tháng 6, gửi tiết kiệm online ở những ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
  • Những ngân hàng nào đã gia nhập “cuộc đua” tăng lãi suất từ tháng 5 đến nay?
  • Lạm phát tăng sẽ tác động thế nào đến các ngân hàng và doanh nghiệp thời gian tới?

TÁC GIẢ KHÁC

  • PGS.TS Ngô Trí Long

    87 bài viết – Mới nhất: Kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng SJC
  • PGS. TS Đinh Trọng Thịnh

    Chuyên gia Kinh tế tài chính

    10 bài viết – Mới nhất: Chuyển nhượng BĐS phải thanh toán qua ngân hàng: Hạn chế rửa tiền?
  • PGS.TS. Trần Hoàng Ngân

    Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing

    53 bài viết – Mới nhất: Nếu lạm phát tăng cao phải thắt chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: