Lợi nhuận của ACV – doanh nghiệp quản lý các sân bay vượt cả trước đại dịch, Vietnam Airlines vẫn gặp khó

Lợi nhuận của ACV - doanh nghiệp quản lý các sân bay vượt cả trước đại dịch, Vietnam Airlines vẫn gặp khó

Bên cạnh nguyên nhân hoạt động kinh doanh chính phục hồi, ACV lãi lớn còn do khoản lãi tỷ giá hơn 1.000 tỷ trong quý 2.

ACV: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022, ghi nhận doanh thu 3.430 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn chưa phục hồi về thời điểm trước đại dịch. Khấu trừ giá vốn, Công ty lãi gộp hơn 1.622 tỷ đồng, cao gấp 60 lần cùng kỳ.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính tăng mạnh lên 1.906 tỷ đồng, tăng thêm 980 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ lãi chênh lệch tỷ giá, trong khi đó chi phí tài chính chỉ còn 21 tỷ đồng, chưa bằng ¼ của cùng kỳ.

Nguyên nhân khiến doanh thu tài chính tăng mạnh là do lãi chênh lệch tỷ giá của ACV đạt 1.474 tỷ đồng trong quý 2, tăng hơn 1.000 tỷ và gấp 3,3 lần cùng kỳ. Còn chi phí tài chính giảm mạnh là do công ty không còn ghi nhận điều chỉnh khoản đầu tư ACSV.

Về các chi phí khác, chi phí bán hàng tăng hơn 110% lên 55 tỷ đồng, còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 27% còn 313 tỷ đồng.

Cộng thêm khoản lãi khác 1,5 tỷ đồng (giảm 1 nửa cùng kỳ), ACV lãi trước thuế gần 3.218 tỷ đồng trong quý 2, cao gấp 7,5 lần cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng, ACV lãi trước thuế 4.306 tỷ đồng. Năm 2022, công ty lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.696 tỷ đồng, như vậy sau 6 tháng ACV đã hoàn thành 92% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.

Lãi sau thuế là 2.598 tỷ đồng, bằng 7,7 lần cùng kỳ, lợi nhuận quý 2/2022 của ACV thậm chí còn cao hơn cả thời kỳ trước đại dịch là năm 2019 và lãi kỷ lục từ trước tới nay.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Công ty báo doanh thu 5.538 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 3.473 tỷ đồng, tăng 189%.

Nhìn vào cơ cấu các khoản vay của ACV, có thể thấy ACV toàn vay nợ bằng đồng Yên Nhật mà kể từ đầu năm đến nay, tỷ giá JPY/VND giảm mạnh nên ACV được lợi tỷ giá khá lớn. Nên dù doanh thu chưa phục hồi được về thời điểm trước đại dịch nhưng lợi nhuận sau thuế lại vượt trội.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của ACV tăng khoảng 900 tỷ đồng lên 55.883 tỷ đồng. Tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng khoảng 29.272 tỷ đồng. Tổng nợ của ACV là 15.241 tỷ đồng và VCSH là 40.642 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH là 0,4.

Trong khi ACV đang lãi kỷ lục thì Vietnam Airlines (HVN) vẫn lỗ 2.570 tỷ đồng. Trong quý 2, doanh thu của HVN tăng mạnh 178% đạt 18.324 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 190% trong đó doanh thu nội địa tăng 252% và doanh thu quốc tế tăng 1.039% so với cùng kỳ do thị trường phục hồi mạnh mẽ sau khi Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa.

Tổng chi phí quý 2 của HVN tăng 75%, tương đương tăng 6.399 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhiên liệu tăng. Tuy HVN vẫn lỗ 2.570 tỷ nhưng mức lỗ đã giảm 1.879 tỷ đồng, tương đương giảm 42% cùng kỳ, bên cạnh hoạt động chính phục hồi, các công ty con như Skypec, Vaeco, Viags, … đều kinh doanh có lãi.

Luỹ kế 6 tháng, HVN đạt doanh thu 29.944 tỷ đồng, tăng 19% và lỗ ròng 5.183 tỷ đồng, giảm lỗ 39% so với cùng kỳ.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: