Nhiều cổ phiếu ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh

Nhiều cổ phiếu ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài gom mạnh

Hiện nhiều cổ phiếu dòng bank đang ở mức thấp của hơn 1 năm.

SHB: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam

Giá hiện tại
39.9
Thay đổi

Xem hồ sơ doanh nghiệp

Phiên giao dịch ngày 17/5, thị trường chứng khoán thăng hoa trở lại với mức tăng kỷ lục hơn 56 điểm. Cổ phiếu tài chính ngân hàng là nhóm dẫn dắt của VN-Index và đưa chỉ số này trở lại vùng 1.200 điểm.

Riêng dòng ngân hàng, có tới 9 mã tăng kịch trần bao gồm BID, SHB, CTG, LPB, MBB, OCB, TCB, VPB và STB, trong đó SHB, MBB, VPB và STB được dư mua trần hàng triệu cổ phiếu. Thanh khoản của nhóm này cũng mạnh nhất bởi lực mua chủ động lớn từ nhà đầu tư, trong đó dẫn đầu là ba cổ phiếu STB, SHB và VPB.

Và trong 27 mã giao dịch trên 3 sàn chỉ duy nhất 1 mã đóng cửa tại giá tham chiếu là SSB của SeABank, còn lại không có mã nào giảm giá.

Như vậy đây là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu ngân hàng diễn biến tích cực. Riêng phiên hôm qua 16/5, mặc dù thị trường chung sụt giảm nhưng nhóm ngân hàng vẫn có sắc xanh duy trì ở hơn chục mã.

Khối ngoại chú ý đến một số ngân hàng

Đáng chú ý những ngày gần đây, khi cổ phiếu trên thị trường nói chung sụt giảm, bao gồm cả nhóm ngân hàng, thì một số mã lại được khối ngoại để ý và gom mua mạnh.

Hôm nay, CTG của VietinBank và SHB của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội được mua nhiều nhất trong đó CTG được mua ròng hơn 2,8 triệu đơn vị và SHB khoảng 870 nghìn cổ phiếu.

Còn tính trong 1 tuần trở lại đây, trên HoSE, CTG cũng là ngân hàng được mua ròng nhiều nhất với hơn 8,3 triệu đơn vị, trị giá hơn 236 tỷ đồng. Top các mã được mua nhiều còn có SHB đứng thứ 3 về quy mô với 2,5 triệu cổ phiếu, trong khi bán ra chỉ hơn 300 nghìn đơn vị. Tổng quy mô mua ròng đạt hơn 2,2 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 27,3 tỷ đồng. HDB của HDBank cũng được mua ròng lượng lớn với hơn 1 triệu đơn vị, chỉ bán ra có 45 nghìn cổ phiếu, tổng giá trị mua ròng đạt xấp xỉ 25 tỷ đồng.

Việc cổ phiếu ngân hàng được mua vào nhiều, theo các chuyên gia, là bởi giá đang ở vùng hấp dẫn sau một thời gian điều chỉnh. Hiện nhiều cổ phiếu dòng bank đang ở mức thấp của hơn 1 năm.

Các chuyên gia của Dragon Capital Việt Nam đánh giá, 2022 là năm hội tụ đầy đủ những yếu tố tích cực của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, tín dụng năm 2022 được dự báo được cải thiện, nợ xấu giảm mạnh, lợi nhuận bình quân toàn ngành dự báo đạt mức tăng 30% so với năm 2021. Bên cạnh đó là nhiều thông tin hỗ trợ như một số ngân hàng đang triển khai việc bán vốn chiến lược, lợi nhuận đột biến ghi nhận từ việc bán bảo hiểm độc quyền; được chấp thuận tăng room cho nhà đầu tư nước ngoài.

Những “câu chuyện riêng” 

“Câu chuyện riêng” là cụm từ được nhắc đến nhiều ở dòng ngân hàng thời gian qua, khi các chuyên gia đều đánh giá những nhà băng có câu chuyện riêng sẽ hút chú ý của nhà đầu tư.

Chẳng hạn tại SHB, kết thúc quý 1/2022, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận 3.227 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ; tín dụng tăng trưởng 5,3%, huy động vốn tăng 2,6%. Đây là ngân hàng lớn có mức tăng trưởng lợi nhuận trong top ấn tượng nhất 3 tháng đầu năm. Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, năm 2022 SHB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng trên 12%, lợi nhuận trước thuế tối thiểu 11.686 tỷ đồng, tăng 87%. Hai chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất là nguồn vốn huy động và tổng dư nợ tín dụng, SHB dự kiến tăng lần lượt 9,8% và 14,4%. Nợ xấu kiểm soát dưới 1,3%.

Đặc biệt sắp tới ngân hàng này sẽ triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ tới 37%, bao gồm chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu 15%; phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với tỷ lệ dự kiến tối đa 20% vốn tăng thêm và dự kiến chào bán cổ phiếu cho người lao động với tỷ lệ 1,69%.

Mới đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi dài hạn từ B2 lên B1, nâng hạng Đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) từ B3 lên B2, đồng thời thay đổi triển vọng xếp hạng của SHB từ ổn định thành tích cực. Tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua, SHB cũng đã bầu ra hội đồng quản trị mới với một số nhân tố mới, kỳ vọng sẽ đem lại những cú bứt phá lớn trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Tại HDBank, ngoài câu chuyện tăng trưởng mạnh về lợi nhuận, tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ cao top đầu ngành tới 25%, kiểm soát chất lượng tín dụng tốt, còn là dư địa ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền và sự gia tăng hỗ trợ hoạt động từ các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Mới đây, nhà băng này đã chính thức công bố chủ tịch Hội đồng quản trị mới – ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam có chủ tịch là người nước ngoài, cùng với những nhân vật đình đám khác trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2026 cũng phát tín hiệu thị trường thấy ngân hàng sẽ có những biến chuyển không hề đơn giản trong thời gian tới.

Trong khi đó ở MB và Vietcombank, câu chuyện riêng được nhắc đến trong năm nay, ngoài kế hoạch chia cổ tức còn có việc tham gia nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém với loạt chính sách ưu đãi. Vietcombank tiếp tục đặt ra kế hoạch lợi nhuận cao nhất toàn ngành trong khi MB cũng không kém cạnh ở top các nhà băng dẫn đầu về hiệu quả.

VPBank thì câu chuyện riêng lại rẽ theo hướng tập đoàn tài chính đầu tư đa năng khi ngân hàng đầu tư mạnh thêm mảng chứng khoán và bảo hiểm thông qua việc M&A để sở hữu công ty chứng khoán top đầu thị trường về vốn điều lệ. Năm nay, ngân hàng sẽ hiện thực hóa kế hoạch tăng vốn điều lệ lên gần 80 nghìn tỷ đồng – dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam, và để ngỏ kế hoạch chia cổ tức tiền mặt tới 30% lợi nhuận kể từ năm sau.

Tin tức sự kiện về:
Công ty cổ phần Cao su Việt Nam

Xem tất cả >>

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: