Các nhà lãnh đạo của tất cả các nước châu Âu đang tìm mọi cách để để đảm bảo an ninh năng lượng, trong khi dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ là “mảnh ghép cuối cùng” của câu đố về quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong kỳ họp tháng 9.
Khi nước Anh thương tiếc sự ra đi của Nữ hoàng, quốc gia này cũng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ và thị trường đang xem xét tác động của gói hỗ trợ mới cao kỷ lục của Chính phủ dành cho lĩnh vực năng lượng. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng kêu gọi các ngân hàng chung tay thúc đẩy nền kinh tế.
1/ Nước Anh trong cơn khủng hoảng
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư đang đánh giá tác động của lạm phát ở Anh từ gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ dành cho hóa đơn năng lượng của các hộ gia đình. Các biện pháp này được cho là sẽ làm giảm áp lực giá trong ngắn hạn nhưng có thể thúc đẩy giá tăng sau đó, bởi người tiêu dùng họ về phía trước vì người tiêu dùng vẫn là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt tài chính.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) vừa hoãn cuộc họp chính sách, ban đầu dự kiến vào ngày 15/9, do việc Nữ hoàng Elizabeth từ trần. Nhiều nhà kinh tế cho rằng BoE sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản – so với quá khứ là một mức tăng rất lớn, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 75 điểm cơ bản mà các nhà đầu tư đang đặt cược.
Các nhà hoạch định chính sách Anh quốc sẽ có thêm một số dữ liệu để làm cơ sở cho quyết định về lãi suất, bao gồm số liệu sản lượng kinh tế của tháng 7, công bố vào thứ Hai (12/9), kết quả mới nhất về thị trường việc làm, công bố vào thứ Ba (13/9), và lạm phát tháng 8, công bố vào thứ Tư (14/9).
2/ Châu Âu chật vật trong cuộc khủng hoảng khí đốt
Đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng vọt có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội, dẫn tới việc phải phân phối năng lượng và gây ra suy thoái, các nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng tập hợp các kế hoạch khả thi nhất nhằm chống lại việc Nga cắt giảm cung ứng khí đốt cho châu lục này.
Các chính phủ châu Âu đang chi hàng trăm tỷ euro để giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp đối phó với các hóa đơn năng lượng tăng vọt. Kế hoạch từ chính phủ mới của Anh nếu thực hiện có thể tiêu tốn tới 150 tỷ bảng Anh, đẩy giá trị đồng nội tệ – đồng bảng – giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 thập kỷ.
Các bộ trưởng năng lượng của khu vực đồng Euro sẽ tập trung tại Brussels vào thứ Sáu tới (16/9) để lên kế hoạch và thảo luận về các lựa chọn – bao gồm giới hạn giá khí đốt và hạn mức tín dụng khẩn cấp cho những người tham gia thị trường năng lượng.
Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu dầu với khối lượng lớn – ví dụ như Ấn Độ – đang xem xét tham gia kế hoạch của Nhóm 7 quốc gia giàu có nhằm giới hạn giá dầu của Nga, nguồn tin từ Washington cho biết.
3/ Tầm quan trọng của yếu tố giá cả
Dữ liệu lạm phát của Mỹ vào thứ Ba tới (23/9) sẽ là một trong những dữ liệu cuối cùng – và có lẽ là quan trọng nhất – để giúp Fed quyết định mức độ tăng lãi suất cần thiết trong kỳ họp tháng Chín.
Báo cáo về dữ liệu CPI tháng 7 cho thấy giá cả có sự điều tiết đáng ngạc nhiên, giúp thúc đẩy sự phục hồi của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã mất đà tăng sau khi Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cảnh báo rằng cuộc chiến duy nhất của Fed là chế ngự lạm phát, và điều đó có thể dẫn sự “đau đớn” cho nền kinh tế.
Trên cơ sở hàng năm, CPI của Mỹ trong tháng 8 ước tính tăng 8,5%, thấp hơn so với tháng 7 – khi lạm phát đi ngang so với tháng liền trước. Các ước tính ban đầu cho thấy lạm phát tháng 8 sẽ giảm 0,1% so với tháng 7. Tuy nhiên, sự biến động mạnh về giá năng lượng đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
4/ Kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn khó khăn
Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc, công bố hôm thứ Sáu (9/9) bất ngờ giảm, đem lại động lực cho thị trường vì giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thêm dư địa để thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang phát triển.
Nhưng dữ liệu ngay sau đó về lượng tiền cho vay ở các ngân hàng đã chỉ ra tình thế tiến thoái lưỡng nan: Ai muốn vay tiền trong thời kỳ suy thoái hiện nay? Tăng trưởng mức tiền cho vay ở Mỹ trong tháng 8 gần như không thay đổi, và mức tăng thấp hơn dự báo của các nhà phân tích.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tràn ngập tiền mặt trong hệ thống nhưng niềm tin của người tiêu dùng chưa được cải thiện, bởi không có con đường rõ ràng nào khác để thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài sản ngày càng sâu sắc và các biện phát phong tỏa chống dịch COVID-19.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ, nhưng đến nay chưa có biện pháp nào được thực hiện, khiến chỉ số chứng khoán Hang Seng tiếp tục duy trì ở mức thấp, và đồng nhân dân tệ gần chạm đáy 2 năm.
Dữ liệu về sản xuất công nghiệp, giá nhà và doanh số bán lẻ đến ngày 16 tháng 9 sẽ cho thấy nhiều dấu hiệu hơn về tình trạng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
5/ Vụ IPO lớn nhất thế giới
Năm 2022 là một năm ảm đạm đối với thị trường vốn. Nhưng điều đó có thể không làm chùn bước Volkswagen cùng với danh sách nhà sản xuất ô tô hạng sang Porsche.
Volkswagen đã “bắn phát súng” khởi động trào lưu IPO ngay cả khi thị trường chứng khoán châu Âu quay cuồng với lạm phát kỷ lục và bế tắc năng lượng ở Nga.
Cụ thể, Volkswagen đã công bố kế hoạch IPO cho thương hiệu xe thể thao Porsche, được dự đoán có thể trở thành một trong những đợt phát hành lớn nhất thế giới ngay cả khi thị trường đang chao đảo vì lạm phát kỷ lục và bất đồng năng lượng giữa Nga và châu Âu.
Ba tuần sắp tới sẽ rất quan trọng khi các nhân viên ngân hàng thu thập phản hồi của nhà đầu tư và bắt đầu tính toán sổ sách. Nhà sản xuất ô tô Đức đã công bố khởi động dự đinh IPO thương hiệu Porsche vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để kịp hoàn thành vào cuối năm.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các nhà đầu tư kỳ vọng Volkswagen được định giá trong khoảng 60-85 tỷ euro (60,4- 85,5 tỷ USD). Theo dữ liệu của Refinitiv, đây có thể là đợt IPO lớn nhất trong lịch sử nước Đức và lớn nhất ở châu Âu kể từ năm 1999.
Tham khảo: Refinitiv
Nguồn: cafef.vn