Hội nghị Jackson Hole, Wyoming (Mỹ) là tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần tới. Ngoài ra, các chỉ số hoạt động kinh doanh trong khu vực đồng euro và dữ liệu lạm phát của Mỹ cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ, trong khi Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục hạ lãi suất.
1 / Hội nghị thường niên Jackson Hole
Ngân hàng trung ương Mỹ trong tương lai sẽ tăng lãi suất nhiều đến mức nào? Nền kinh tế Mỹ sẽ vững mạnh đến mức nào? Việc thắt chặt định lượng sẽ được tiến hành ra sao? Các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới gặp gỡ nhau vào ngày 25-27/8 nhân hội nghị chuyên đề hàng năm tại Jackson Hole, Wyoming.
Chứng khoán Mỹ đã tăng trở lại trong mùa hè này, bất chấp cảnh báo của Fed rằng kỳ vọng về đỉnh điểm của lạm phát và cái gọi là “xoay trục ôn hòa” từ ngân hàng trung ương Mỹ có thể còn quá sớm để đề cập tới.
Một số nhà đầu tư tin rằng Chủ tịch Fed, Jerome Powell, sẽ một lần nữa làm giảm sự lạc quan của thị trường, nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sẽ có thêm một báo cáo lạm phát và một số việc khác phải làm trước cuộc họp tháng 9 của Fed.
Nhà đầu tư cũng có những mối quan tâm khác, chẳng hạn như các chi tiết về việc Fed cắt giảm bảng cân đối kế toán trị giá 9 nghìn tỷ đô la, được gọi là thắt chặt định lượng, mà một số nhà đầu tư đã coi là rủi ro tiềm ẩn đối với tính thanh khoản của thị trường.
Bảng cân đối tài sản của Fed
2 / PMI của châu Âu giảm mạnh
Thị trường gia tăng lo ngại về nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái. Dữ liệu khảo sát nhanh về chỉ số quản trị sức mua (PMI) sẽ làm sáng tỏ rằng điều đó có thể xảy ra sớm như thế nào.
Một số dữ liệu về tháng 8, công bố vào thứ Ba (16/8), có thể cho hoạt động kinh doanh đã suy giảm trong tháng qua, khi PMI tổng hợp – do S&P Global công bố – được coi là một thước đo tốt về sức khỏe kinh tế, giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng, là 49,9 trong tháng Bảy.
Các doanh nghiệp trong khu vực đồng Euro đang gặp khó khăn do giá năng lượng tăng vọt và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, lạm phát gia tăng và dự báo lãi suất sẽ tăng hơn nữa.
Một chỉ số tâm lý kinh tế đối với cường quốc khu vực đồng euro – nước Đức – gần đây cho thấy tâm lý nhà đầu tư giảm xuống trong tháng 8 do lo ngại gia tăng chi phí sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng tư nhân.
Thứ Ba tới (23/8), PMI sơ bộ của Mỹ và Anh sẽ được công bố.
Hoạt động kinh doanh của Eurozone chậm lại
3 / Trung Quốc đi một mình một đường khi giảm lãi suất.
Trung Quốc đã thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất, nhưng các nhà phân tích và nhà đầu tư nghi ngờ không rõ liệu họ sẽ hỗ trợ thêm gì nữa cho nền kinh tế bị “tàn phá” bởi cuộc khủng hoảng bất động sản và những đợt phong tỏa chống COVID-19.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Hai (15/8) đã áp dụng Lãi suất cho vay cơ bản (Loan Prime Rate, LPR) đối với khoản vay kỳ hạn 1 năm và 5 năm – lãi suất cơ sở cho các khoản vay kinh doanh và thế chấp – sau khi gây bất ngờ cho thị trường bằng cách cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt lần thứ 2 trong năm nay nhằm phục hồi nhu cầu tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế.
Động thái này làm dấy lên lo ngại suy thoái khiến đồng nhân dân tệ trượt xuống mức thấp nhất trong hai tháng.
PBOC đang khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn và đổ tiền vào hệ thống tài chính. Nhưng nhu cầu vay đơn lúc này rất thấp bởi các doanh nghiệp lo lắng về triển vọng kinh tế và người tiêu dùng cảnh giác với giá bất động sản lao dốc.
Nhu cầu vay tiền ở Trung Quốc giảm.
4 / Những manh mối có thể cho biết lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh hay chưa
Trong bối cảnh thị trường đang tìm các dấu hiệu để biết lạm phát cao đã đạt đỉnh chưa? Hay sẽ duy trì ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ, chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ – công cụ mà Fed ưa thích sử dụng để xem xét điều chỉnh chính sách – sẽ được công bố vào ngày 26/8.
Dữ liệu chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 7 sẽ được công bố sau một dữ liệu quan trọng khác cũng được Fed sử dụng để cân nhắc các biện pháp chống lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng – không thay đổi trong tháng 7 so với tháng liền trước, cho thấy tốc độ tăng giá giảm tốc mạnh nhất kể từ năm 1973. Đây là một kết quả đáng mừng, nhất là đối với các nhà đầu tư chứng khoán.
Chỉ một tháng trước đó, trong tháng 6/2022, chỉ số giá PCE tăng 6,8% (so với một năm trước đó), mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 1982.
Với nỗi lo suy thoái kéo dài và các nhà đầu tư háo hức với bất kỳ manh mối nào về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, dữ liệu về doanh số bán nhà mới sẽ được công bố vào thứ Ba (23/8), và dữ liệu về đơn đặt hàng lâu bền sẽ được công bố vào thứ Tư (24/8).
Lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh hay chưa?
5 / Biến động thị trường trong 6 tháng xảy ra cuộc chiến ở Ukraine
Thứ Tư (27/8) sẽ đánh dấu mốc 6 tháng diễn ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Sự kiện này là nguyên nhân chính gây ra những lo lắng về suy thoái kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu, nơi bùng phát cuộc khủng hoảng khí đốt nghiêm trọng.
Giá khí đốt tại Châu Âu đã tăng gần gấp ba chỉ tính riêng từ tháng 6/2022. Những cường quốc kinh tế như Đức có thể cũng sẽ phải áp dụng biện pháp phân phối khí đốt. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương vương quốc Anh (BOE) và những ngân hàng khác cho đến nay vẫn kiên quyết rằng họ chỉ đơn giản là ngăn chặn lạm phát.
Các thị trường có độ nhạy cảm cao khác cũng biến động mạnh. Giá lúa mì và ngô – những mặt hàng mà Ukraine và Nga đều là những nhà cung cấp khổng lồ – hiện đã giảm giá trở lại, trong khi nguồn thu nhập chính của Moscow, dầu LCOc1, hiện đang được bán với giá thấp hơn so với khi bắt đầu cuộc xung đột, mặc dù trong vài tháng qua có nhiều khoảng thời gian lúa mì và ngô có giá cao kỷ lục lịch sử.
Biến động giá hàng hóa trong 6 tháng xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tham khảo: Refinitiv
Thu Ngân
Nguồn: cafef.vn