Nóng trong tuần: Đầu tư bất động sản – ôm trái đắng khi lỡ “đu đỉnh”

TP.HCM kêu gọi đầu tư 197 dự án gần 43 tỷ USD; Tan tành giấc mộng làm giàu từ đất nông thôn; Bán “cắt lỗ” nhưng vẫn mừng; Dự án đường Vành đai 3 và Vành đai 4 hơn 160.000 tỉ đồng được Quốc hội duyệt đầu tư… là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Chính thức: Dự án đường Vành đai 3 và Vành đai 4 hơn 160.000 tỉ đồng được Quốc hội duyệt đầu tư

Tổng vốn đầu tư của 5 dự án trên khoảng hơn 240.000 tỉ đồng sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Cụ thể, dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô đi qua các địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh với chiều dài 113km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 86.000 tỉ đồng.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đi qua 4 địa phương gồm TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai với chiều dài hơn 76km, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 75.000 tỉ đồng. Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có tổng chiều dài hơn 53 km, trong đó đoạn qua TP.Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); TX.Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (19,5 km). Quy mô giai đoạn 1 dự kiến gồm 4 – 6 làn xe, vận tốc 100km/giờ.

Bán “cắt lỗ” nhưng vẫn mừng

Dù phải bán lỗ nhưng anh Hải cho biết thấy mừng bởi hiện có rất nhiều người dù muốn bán nhưng không tìm được người mua. Bên cạnh thoát được “gọng kìm” ngân hàng, anh Hải cũng tự rút ra cho mình nhiều bài học.

Theo anh Hải, với những người lần đầu hoặc chưa có kinh nghiệm đầu tư bất động sản rất dễ bị lôi cuốn bởi các chương trình quảng cáo hoành tráng, chính sách ưu đãi hấp dẫn, kì vọng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, sau khi kí xong hợp đồng thì mọi chuyện hoàn toàn khác và khách hàng là người gánh mọi hậu quả. Việc lựa chọn sản phẩm đầu tư cũng rất quan trọng. Chỉ nên chọn dự án có thể đáp ứng nhu cầu ở thật, hoặc có thể khai thác cho thuê ngay. Muốn vậy thì vị trí dự án phải không quá xa trung tâm, giao thông thuận tiện.

TP.HCM kêu gọi đầu tư 197 dự án gần 43 tỷ USD

UBND TP.HCM vừa chấp thuận danh mục dự án kêu gọi đầu tư của TP.HCM năm 2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất gồm 197 dự án với tổng vốn đầu tư 943.937 tỷ đồng, tương đương 42,897 tỷ USD.

Trong đó có nhiều dự án thuộc hạng mục dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư, gồm Khu đô thị Hiệp Phước tại huyện Nhà bè với diện tích 1.354ha. Mục tiêu dự án đáp ứng yêu cầu di dời hệ thống cảng trên sông Sài Gòn, góp phần sắp xếp lại, xây dựng mới và phát triển hệ thống cảng biển TP.HCM phù hợp với sự phát triển chung của thành phố; Xây dựng khu đô thị gắn với cảng biển, phát triển không gian đô thị và cơ sở hạ tầng, kết nối với toàn thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị TP.HCM ra biển. Khu phức hợp trung tâm thương mại, dân cư, công viên phía Bắc đường Tạ Quang Bửu, phường 4, quận 8 với diện tích 14,7ha. Tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.

Tan tành giấc mộng làm giàu từ đất nông thôn

Đầu năm 2022, thị trường bất động sản vùng ven Quảng Trị trở nên nóng sốt, thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đổ về, nhất là những lô đất có diện tích lớn, nằm gần các tuyến đường ven biển.

Đơn cử như tại huyện Vĩnh Linh, trước thông tin tuyến Quốc lộ 3 ven biển sẽ được khởi công vào cuối tháng 4, giá đất tại các vùng Kim Thạch, Hiền Thành, Vĩnh Giang đã liên tục thiết lập những đỉnh giá mới chỉ trong vài ngày. Nếu như vào tháng 1.2022, mỗi mét ngang đất mặt tiền đường nhựa tại xã Kim Thạch có giá từ 60-100 triệu đồng tùy vị trí thì đến tháng 2.2022 đã nhanh chóng chạm mức 100-140 triệu đồng. Và đến đầu tháng 3, những lô đất nằm trên tuyến Quốc lộ 9D, tuyến Quốc lộ 3 đã có giá 210 triệu đồng/mét ngang.

Thị trường nhiều biến động, khó dự đoán từ nay đến cuối năm

Nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản trải qua nhiều biến động. Tác động của chính sách tín dụng, vướng mắc thủ tục hành chính và tâm lý e ngại của nhà đầu tư khiến diễn biến thị trường từ nay đến cuối năm trở nên khó đoán hơn.

Tình trạng chung của thị trường bất động sản là nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Mặc dù Chính phủ, các bộ ngành đã có nhiều hướng dẫn tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý trên thị trường, nhưng vẫn chưa thể theo kịp được với xu hướng, dẫn đến việc nhiều dự án trên cả nước vẫn đang gặp khó khăn, chưa đủ điều kiện cung ứng ra thị trường.

Tăng mãi, giá nhà rồi cũng sẽ giảm

Từ cuối năm 2020, các hoat động của thị trường bất động sản đã phát triển quá nóng, các bên liên quan cũng yêu cầu các cơ quan chức năng siết chặt quản lý hoạt động đầu cơ, có biện pháp để chống thổi giá. Đó là cách giúp thị trường lành mạnh hơn.

Về cơ bản, đây là thị trường có nhiều rủi ro. Hơn nữa, giá bất động sản đã tăng cao, cách xa thu nhập trung bình của người lao động. Nên việc quản lý giám sát của cơ quan chức năng để giá nhà phù hợp với thu nhập, với mức sống hiện nay của người Việt Nam cũng là một trong những điều quan trọng và cần thiết. Do đó, chúng ta hy vọng giá bất động sản sẽ tăng tiếp thì rất khó. Một số phân khúc hiện nay bán không được do giá đã neo quá cao. Nên Nhà nước sẽ tiếp tục tìm cách để quản lý thị trường tốt hơn, làm cho giá nhà phù hợp hơn.

Siết thuế chuyển nhượng Bất động sản: Đáp án nào cho loạt bất cập “nhức nhối”?

Nguồn: cafeland.vn

Bài viết cùng chủ đề: