Áp lực địa chính trị leo thang sau khi Nga và Ukraine trở nên căng thẳng cũng đang khiến cho nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Trong năm nay, dù giá cả các loại tài sản khác có nhiều biến động, vàng vẫn tỏ ra vị thế của một loại tài sản vững vàng khi mà giá vàng vẫn tăng được 7% khi mà nhà đầu tư bỏ qua việc lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên và tập trung nhiều hơn vào rủi ro chính trị cũng như kinh tế.
Khi mà lợi suất trái phiếu và các yếu tố tiền tệ cho thấy vàng bị định giá quá mức bình thường, nhu cầu với tài sản an toàn vẫn ở mức cao. Điều này là bởi nhiều người mua vàng đổ tiền vào các quỹ ETFs đang có quan điểm bi quan về khả năng của Fed trong việc làm dịu lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ mà không gây tổn hại đến nền kinh tế. Đối với họ, vàng là tài sản phòng ngừa trong bối cảnh giá cả tăng cao và tăng trưởng kinh tế đi xuống.
“Giá vàng đã không ngừng thách thức khả năng của Fed trong việc nâng được lãi suất thực, cùng lúc đó lại giúp kinh tế hạ cánh mềm. Bạn có thể cho rằng giá vàng bị định giá quá cao khi mà Fed không điều chỉnh chính sách thành công”, trưởng bộ phận chiến lược kim loại tại Macquaire – ông Marcus Garvey nói.
Giá vàng vẫn tăng tốt ngay cả khi mà lợi suất thực dương trở lại.
Áp lực địa chính trị leo thang sau khi Nga và Ukraine trở nên căng thẳng cũng đang khiến cho nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhóm nhà đầu tư này thường là những người không quá lo lắng về lãi suất cơ bản đồng USD tăng cao, chuyên gia phân tích tại UBS AG – ông Joni Teves phân tích.
Nhà đầu tư đang trở lại với các quỹ ETFs sau nhiều tháng né tránh.
Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể dẫn đến nhiều sự dịch chuyển ảnh hưởng đến giá vàng. Nhiều tổ chức phân tích có tầm ảnh hưởng như Credit Suisse Group Ag dự báo rằng việc đóng băng khoảng nửa dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga kết quả sẽ dẫn đến việc tạo ra mô hình tiền tệ nơi mà vàng có vị trí quan trọng hơn.
Trưởng bộ phận chiến lược thị trường châu Á – Thái Bình Dương không tính Nhật tại Invesco, ông David Chao, phân tích: “Mức giá vàng hiện tại không có liên quan quá nhiều đến lạm phát và lợi suất cao mà nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc ngân hàng trung ương Nga đang định hướng đến kênh tài sản thay thế. Tôi ngạc nhiên khi mà giá vàng không ở ngưỡng cao hơn”.
Việc các thị trường phương Tây đưa vàng của Nga vào danh sách đen cũng có thể gây ra ảnh hưởng.
Đối với nhiều nhà quan sát, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng quá trình tăng giá của vàng sẽ sớm kết thúc. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sau điều chỉnh với lạm phát đang dương trở lại lần đầu tiên trong 2 năm, trong khi đó đồng USD giao dịch ở sát ngưỡng cao nhất tính từ tháng 7/2020, chính vì vậy, vàng, loại tài sản vốn được định giá bằng đồng USD, hiện đang tăng giá ở tốc độ cao nhất trong 4 thập kỷ.
Chuyên gia phân tích tại Julius Baer Group, ông Carsten Menke, khẳng định: “Chúng tôi tin rằng nền kinh tế sẽ vẫn vững vàng cùng lúc đó áp lực giá cả đang bộc lộ khả năng đã lập đỉnh. Nếu căng thẳng Nga – Ukraine không xấu đi hơn nữa, nhu cầu đối với vàng trong vai trò công cụ đầu tư tài sản an toàn sẽ giảm đi”.
Trong ngày thứ Tư, giá vàng tăng nhẹ 0,08% lên 1.951,57USD/ounce tính đến cuối phiên giao dịch trên thị trường New York. Trong phiên giá vàng giao động trong khoảng tăng 0,3% và giảm 0,5%. Giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 6/2022 hạ nhẹ 0,2% xuống 1.955,6USD/ounce.
Nguồn: cafef.vn