Chuyên gia kinh tế đánh giá, mức độ rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức “Trung bình cao”, khả năng chống chịu ở mức “Trung bình khá”.
-
Về lâu dài, cần quản lý các ngân hàng bằng các chỉ số tài chính thay vì công cụ hành chính là trần tăng trưởng tín dụng. Đến nay, rất ít quốc gia trên thế giới còn sử dụng công cụ giao chỉ tiêu tín dụng.Tại: Khó bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng ngay, vì sao?
-
Nửa cuối năm 2022, các vấn đề về khung pháp lý có thể xoay chuyển theo hướng không có lợi cho vấn đề xử lý nợ xấu của toàn ngành ngân hàngTại: Cuối 2022, nguy cơ nợ xấu lên tới 6%
Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam” diễn ra sáng nay (10/6), các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cùng nhận định, đánh giá lại bối cảnh thế giới đang tác động mạnh đến hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam. Môi trường kinh tế-tài chính toàn cầu đối mặt với nhiều biến động liên tục, chồng lấn lên nhau và có tính chất định hình lại nền kinh tế. Đó là, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga-Ukraine …
Bối cảnh thế giới xuất hiện 3 yếu tố mới mang tính căn bản, liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động trực tiếp đến kinh tế- tài chính là: cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, lạm phát gia tăng, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm. Điều này làm cho sản xuất toàn cầu bị gián đoạn nguồn cung, tăng giá và thiếu hụt nhiều mặt hàng chiến lược, mặt bằng giá cả cao dự báo kéo dài, thị trường tài chính biến động và tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng nợ…
TS. Nguyễn Đức Kiên, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh đó, Việt Nam tiếp tục xác định phải ổn định kinh tế vĩ mô để ổn định tình hình tài chính. Trong đó, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, giảm sốc; kinh tế nhà nước đi trước mở đường trong các lĩnh vực qua trọng một cách linh hoạt, chủ động; xác định 5 tiêu chí các ngành sản xuất đột phá; đánh giá hiệu quả các phương thức huy động vốn, giải quyết việc làm và đào tạo tay nghề…
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, hiện thị trường tài chính quốc tế có 7 rủi ro và thị trường này tại Việt Nam cũng mang những rủi ro đó cùng với những rủi ro rất riêng. Cụ thể, Việt Nam đứng trước áp lực lạm phát tăng; gia tăng nợ và nghĩa vụ trả nợ; rủi ro từ thị trường chứng khoán; khu vực ngân hàng luôn chịu áp lực tăng vốn trong khi nguy cơ nợ xấu tiềm ẩn tăng; rủi ro từ tội phạm tài chính khi Việt Nam đứng đứng thứ 2 châu Á về số lượng mã độc tống tiền, hàng trăm ngàn người dùng mất dữ liệu tài chính, hàng ngàn cuộc tấn công mạng có chủ đích…
TS. Cấn Văn Lực đánh giá mức độ rủi ro thị trường tài chính của Việt Nam ở mức “Trung bình cao”, khả năng chống chịu ở mức “Trung bình khá”.
“Tôi cho rằng ngoài việc chúng ta phục hồi kinh tế, năm nay cần chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có câu chuyện về lạm phát, rủi ro hệ thống tài chính, nhất là thị trường chứng khoán và bất động sản- không có nghĩa là siết chặt nhưng phải lành mạnh hoá. Mặt khác, chúng ta không được quên việc kiến tạo để thị trường phát triển, nhất là với những thể chế liên quan đến phát triển kinh tế số, tài chính và ngân hàng số” – TS. Cấn Văn Lực nói./.
Nguồn: cafef.vn
TÁC GIẢ KHÁC
PGS.TS Ngô Trí Long
PGS. TS Đinh Trọng Thịnh
Chuyên gia Kinh tế tài chính
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân
Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing