Chuyển đổi số từ sớm, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ và bắt trúng nhu cầu của khách hàng đã giúp một số nhà băng có được lợi thế lớn trên thị trường tài chính – ngân hàng.
Vừa qua , Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Một trong những mục tiêu mà chiến lược đặt ra là đến năm 2025 tỷ lệ dân số trưởng thành có smartphone đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80% ; sẽ có ít nhất 50% các nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng có thể thực hiện hoàn toàn trên môi trường số ; tối thiểu 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử và tối thiểu 70% số lượng giao dịch của khách hàng được thực hiện thông qua các kênh số. ..
Trên thực tế, những năm gần đây, công cuộc chuyển đổi số ngành tài chính – ngân hàng đã diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Theo số liệu của NHNN , đã có thêm khoảng 2 triệu tài khoản khách hàng được mở bằng phương thức điện tử eKYC. Hoạt động thanh toán điện tử tăng mạnh trong 5 năm qua, như: số lượng giao dịch qua di động tăng 50 – 80%/năm; tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đạt 66%.
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số đã không còn là một trào lưu mà trở thành một xu hướng tất yếu. Nhiều ngân hàng đã xem việc số hóa, phát triển mô hình ngân hàng số là chiến lược trọng tâm, không đơn thuần chỉ là những dự án công nghệ. Trong làn sóng đó, việc chuyển đổi số từ sớm, đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ và bắt trúng nhu cầu của khách hàng sẽ giúp các nhà băng có được lợi thế lớn trên thị trường. Các khách hàng hiện nay, bao gồm cả cá nhân, doanh nghiệp đều có thể thực hiện nhiều giao dịch online rất nhanh và tiện lợi mà không cần phải đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng.
Điển hình tạ i OCB – một trong số ít ngân hàng tiên phong trong chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm tại Việt Nam , nhà băng này đã cho ra mắt thành công ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam – ngân hàng số OCB OMNI vào tháng 3/2018, tích hợp đầy đủ những dịch vụ của một ngân hàng. Theo đó, cho phép người dùng được tiếp cận hầu hết các dịch vụ tài chính cơ bản trên OCB OMNI như mở tài khoản online, gửi tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền, đầu tư …
Riêng khách hàng doanh nghiệp sẽ được cung cấp các gói giải pháp thanh toán số OCB PROPAY. Điểm đặc biệt là sản phẩm này chính là thiết kế linh hoạt theo đặc thù kinh doanh và nền tảng công nghệ của từng doanh nghiệp, giúp cho việc thanh toán và quản lý dòng tiền hiệu quả, tối ưu chi phí. Hiện OCB PROPAY có 3 cấp độ: cơ bản, nâng cao và chuyên biệt đáp ứng mọi nhu cầu chuyển đổi thanh toán số của doanh nghiệp.
Đặc biệt, nằm trong bộ giải pháp thanh toán số này, tài khoản định danh (Virtual Account) đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp tự động hóa việc quản lý các khoản phải thu , qua đó dễ dàng chủ động thiết lập và quản lý các số tài khoản định danh cho từng khách hàng của mình ngay trên ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI dành cho doanh nghiệp. Nếu ở một số nhà băng khác chỉ cho thiết lập tài khoản định danh gồm số thì OCB linh hoạt cho phép đặt theo cấu trúc gồm cả số và chữ dễ nhớ. Vì vậy , ngay khi phát sinh khoản ghi có vào tài khoản, hệ thống sẽ tự động nhận diện và phân loại theo nguyên tắc riêng của người quản lý, giúp việc đối soát, tổng hợp và quản lý dòng tiền nhanh chóng , chính xác . Từ đó, c ông việc kế toán công nợ cũng giảm thiểu tối đa rủi ro sai sót nhờ các báo cáo được thiết kế riêng cho dịch vụ Tài khoản định danh, doanh nghiệp tiết kiệm lên đến 80% thời gian đối soát.
OCB cũng là ngân hàng duy nhất có quy trình API hoàn chỉnh, kết nối nhanh chóng với chi phí cạnh tranh. Giải pháp Open API hay ERP Link giúp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trực tuyến ngay trên nền tảng của chính doanh nghiệp , hỗ trợ kết nối và đồng bộ các phần mềm riêng lẻ của doanh nghiệp, kể cả ngân hàng số ngay trên một nền tảng duy nhất.
Việc nhanh chóng triển khai các giải pháp số hóa đã giúp OCB gia tăng số lượng doanh nghiệp sử dụng ngân hàng số trong tổng danh mục khách hàng từ 45% lên 62% tính đến hết Q uý I.2022 ; số lượng giao dịch qua n gân hàng số OMNI d oanh nghiệp cũng tăng mạnh gấp 4 lần so với những năm trước . Một trong những nhân tố chính giúp OCB duy trì phong độ tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua đến từ chiến lược số hóa. “Với OCB, số hóa là cách để tăng tốc và phát triển, vì xét về quy mô, ngân hàng còn khá khiêm tốn. Thông qua công nghệ, việc tiếp cận khách hàng mới hoặc phục vụ khách hàng hiện hữu qua các kênh vật lý không còn là rào cản, vì thế chúng tôi có thể tận dụng những lợi thế này để tiếp cận nguồn khách hàng lớn”, đại diện lãnh đạo OCB chia sẻ.
Nguồn: cafef.vn