Khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ hai liên tiếp dự kiến sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần tới, cùng với việc các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao các dữ liệu về kết quả kinh doanh của các công ty Mỹ và châu Âu.
Những sự kiện khác cũng thu hút sự quan tâm trong tuần tới, đó là triển vọng về các cuộc bầu cử sớm đầy kịch tính ở Ý sau khi chính phủ sụp đổ và dữ liệu lạm phát của Australia – có thể làm tăng áp lực lên ngân hàng trung ương nước này và buộc họ phải tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nữa.
1 / Fed – trung tâm của sự chú ý lúc này
Các quan chức Fed đã “dội một gáo nước lạnh” vào kỳ vọng của thị trường về việc tăng lãi suất 100 điểm cơ bản vào tháng 7, nhưng cuộc họp vào thứ Tư tuần tới (27/7) sẽ vẫn còn nhiều kịch tính.
Cho đến lúc này, khả năng cao nhất là Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm phần trăm để đạt mức tăng tổng cộng 150 điểm phần trăm vào cuối chu kỳ tăng. Điều đó chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Trong tuần tới, các nhà đầu tư sẽ xem xét liệu Fed có nghĩ rằng lạm phát đang đạt đỉnh hay không? Và quan điểm của Fed đối với nền kinh tế Mỹ như thế nào? Để cố gắng đánh giá phạm vi động thái điều chỉnh lãi suất vào tháng 9 tới.
Thị trường chứng khoán Mỹ cũng đang thu hút sự chú ý trở lại bởi một đợt tăng giá mới, theo đó S&P 500 đã tăng gần 10% so với mức thấp nhất vào giữa tháng 6, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 60 điểm phần trăm.
2 / Doanh thu của các doanh nghiệp Mỹ
Kết quả thu nhập của các doanh nghiệp, từ Alphabet, công ty mẹ của Google, đến Microsoft, Coca Cola, Apple và những công ty khác sẽ cho thấy các doanh nghiệp Mỹ đang chống chọi với lạm phát tăng vọt và đồng đô la mạnh như thế nào.
Việc chỉ số S&P 500 giảm 17% trong năm nay đã khiến tỷ lệ giá / thu nhập giảm xuống khoảng 17,3 từ mức 21,7 vào đầu năm 2022, gần với mức trung bình của thị trường từ trước đến nay, là 15,5, theo dữ liệu của Refinitiv.
Mặc dù kết quả kinh doanh đầu năm nay khởi sắc, song nhiều người lo ngại rằng các doanh nghiệp sẽ không duy trì được mức thu nhập do lạm phát đang cao nhất trong vòng 4 thập kỷ và các điều kiện tài chính bị thắt chặt.
Ngoài ra, yếu tố làm cho “bức tranh” kinh tế Mỹ bị tối đi là việc đồng USD mạnh lên, khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn và làm tổn hại đến các công ty có hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Báo cáo của Alphabet, Microsoft và Coca Cola sẽ có vào ngày 26 tháng 7, của Apple và Amazon vào ngày 28 tháng 7.
3 / Doanh thu của các doanh nghiệp châu Âu
1/6 các chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong chỉ số STOXX 600 của châu Âu báo cáo kết quả quý II từ ngày 25-29 tháng 7, và Refinitiv I/B/E/S dự báo thu nhập sẽ tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn về doanh thu của các doanh nghiệp. Refinitiv dự đoán tăng trưởng thu nhập tại các công ty năng lượng được hưởng luồng ánh sáng rực rỡ của giá dầu – 100 USD/thùng, trong khi của các doanh nghiệp bất động sản sẽ giảm 70%.
Dữ liệu từ các nhà bán lẻ, các công ty công nghiệp nặng và khách sạn có thể cho thấy mức độ tổn thất mà họ đang phải gánh chịu bởi tình trạng thiếu năng lượng và lạm phát cao. Dữ liệu từ những hãng như Airbus, Volkswagen và Mercedes sẽ làm sáng tỏ tình trạng của các nhà xuất khẩu châu Âu.
Thu nhập của lĩnh vực ngân hàng, dự kiến sẽ giảm khoảng 16%. Các ngân hàng như UBS, Credit Suisse, Deutsche, Barclays và BNP Paribas sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần tới.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022 sẽ cho thấy chứng khoán châu Âu có giá trị gấp khoảng 11,5 lần thu nhập trong thời gian tới của doanh nghiệp, tức là sẽ cần phải giảm thêm nữa.
4 / Khủng hoảng ở Ý gây khó cho châu Âu
Một cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Ý vào thời điểm không thể tồi tệ hơn. ECB vừa tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011, lạm phát đang tăng vọt và quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.
Sự sụp đổ của chính phủ của ông Mario Draghi kết thúc nhiều tháng ổn định. Năm 2021, các thị trường trong tình trạng bất ổn đã cổ vũ việc cựu giám đốc ECB trở thành thủ tướng nước Ý. Nhưng giờ đây, họ lo lắng về triển vọng của các cuộc bầu cử mới và khả năng thông qua các chính sách của Rome.
Điều đó cũng khiến ECB, với công cụ mới để kiềm chế căng thẳng trên thị trường trái phiếu, rơi vào tình thế khó xử khi xác định việc nới rộng chênh lệch trái phiếu chính phủ có một chút “không chính đáng” – hoặc từ bỏ hoàn toàn việc mua trái phiếu của Ý.
5 / Chính sách tiền tệ của Australia
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), Philip Lowe, đang cam kết một chiến dịch thắt chặt chính sách mạnh mẽ để nâng lãi suất lên ít nhất là gấp đôi so với hiện tại để “vạch ra một con đường đáng tin cậy” cho lạm phát trở lại mục tiêu 2-3%.
Con số lạm phát hàng quý của nước này sẽ được công bố vào thứ Tư (27/7) có thể cho thấy giá cả vẫn tiếp tục tăng, dự kiến ở mức 5,1%, là mức cao nhất trong hai thập kỷ.
Cam kết này của ông Lowe đi ngược hoàn toàn với cam kết của chính ông cách đây chỉ vài tháng, khi ông nói rằng không tăng trong suốt năm 2022, nhưng kể từ đó đã nâng chúng ba lần kể từ tháng Năm.
Tham khảo: Refinitiv
Nguồn: cafef.vn