VN-Index giảm hơn 11 điểm trong phiên các quỹ ETF hoàn tất cơ cấu, khối ngoại tiếp tục bán ròng 525 tỷ đồng

VN-Index giảm hơn 11 điểm trong phiên các quỹ ETF hoàn tất cơ cấu, khối ngoại tiếp tục bán ròng 525 tỷ đồng

Việc thiếu đi các thông tin tích cực hỗ trợ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,63 điểm (0,93%) xuống 1.234,03 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần diễn ra không mấy tích cực. Ngay từ những phút mở cửa, áp lực bán từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn đã đẩy thị trường rơi vào thế rút lui. Đà giảm dần nới rộng về cuối phiên, số mã giảm giá trên HoSE có thời điểm gấp 5 lần số mã tăng giá. Phiên nay diễn ra hoạt động cơ cấu quỹ ETF khiến chỉ số khá giằng co về cuối phiên giao dịch. Ngoài ra, việc thiếu đi các thông tin tích cực hỗ trợ khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng.

Nhóm ngân hàng là nhóm tác động tiêu cực nhất lên chỉ số chính, làm VN-Index đi lùi gần 4 điểm. Một số nhà băng giao dịch ảm đạm nhất phải kể tới LPB (-4,05%), EIB (-3,4%), STB (-2,6%), SHB (-2,84%),.. Song, nhóm này vẫn ghi nhận sự tích cực tới từ nhà băng lớn VCB tăng 1,01%, VPB tăng nhẹ 0,83%. Đà tăng của VCB đóng góp cho VN-Index gần 1 điểm và trở thành mã tích cực nhất toàn thị trường. Đặc biệt, nhóm ngân hàng còn xuất hiện mã NVB của NH TMCP Quốc dân tăng gần hết biên độ với mức tăng 6,6%.

Một số nhóm ngành giao dịch với sắc đỏ lấn át khác như Bất động sản, Dầu khí, Cổ phiếu thép, Nhóm công nghệ viễn thông, và Bán lẻ,…

Về top đóng góp vào VN-Index, bên cạnh VCB, 2 mã cổ phiếu VNM và VRE góp công lớn tổng cộng 1,35 điểm chiều tăng giá cho chỉ số. Trái lại, cùng họ nhà Vingroup nhưng VIC và VHM lại giao dịch ảm đạm nhất toàn thị trường, khiến VN-Index đánh rơi 2,32 điểm.

Về giá trị giao dịch, HPG đứng đầu toàn sàn với 640 tỷ đồng, song mã cổ phiếu này lại giảm tới 2,54% điểm. Theo đó, nhóm cổ phiếu thép cũng giảm la liệt, phải kể tới như HSG (-5,25%), NKG (-4,31%), SMC (-2,05%),… Thậm chí, VGS giảm hết biên độ 9,68% về mức giá 19.600 đồng/cp.

Trái với diễn biến ảm đạm của thị trường chung, nhóm năng lượng cụ thể là điện có phần khởi sắc hơn đôi chút. CHP, VSH, NT2, SBA,… đồng thuận tăng điểm tốt với biên độ dao động 0,75% đến 3,08%. Thậm chí, BHA tăng tới 7,14% và QPH chìm trong sắc tím lịm, tăng 14,81%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 11,63 điểm (0,93%) xuống 1.234,03 điểm. HNX-Index giảm 6,81 điểm xuống 272,88 điểm và UPCoM-Index giảm 0,81 điểm xuống 89,46 điểm. Thanh khoản trên HOSE được cải thiện mạnh so với phiên hôm trước với tổng giá trị giao dịch đạt 15.510 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt 14.545 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 525 tỷ đồng toàn thị trường.

Tại sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 435 tỷ đồng với khối lượng giao dịch hơn 29 triệu cổ phiếu. Họ bán ròng mạnh nhất STB với 224 tỷ đồng, theo sau VJC và E1VFVN30 bị bán ròng lần lượt 168 tỷ và 113 tỷ đồng. Ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh nhất PNJ, VNM và VCB với giá trị lần lượt là 204 tỷ, 118 tỷ và 75 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng 86 tỷ đồng, tập trung bán CEO khoảng 42 tỷ đồng. Ngược lại, PVS được mua mạnh nhất với giá trị 12 tỷ đồng.

Tại sàn UpCOM, khối ngoại bán ròng 4 tỷ đồng, tập trung bán QNS với 2 tỷ đồng. Chiều mua ròng, MML được mua mạnh nhất phiên tuy nhiên giá trị không đáng kể chỉ khoảng 320 triệu đồng.

Nguồn: cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề: