Vận dụng bộ máy tính thiết kế cho nhu cầu doanh nghiệp kèm phong cách quản trị linh hoạt sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc từ xa.
Theo khảo sát do Adecco Việt Nam thực hiện vào tháng 12/2021, bối cảnh hiện nay góp phần định hình nơi làm việc theo nhiều cách. Trong 400 câu trả lời, 67% nhân viên và 70% quản lý hài lòng với phản hồi, hỗ trợ từ ban lãnh đạo trong đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4. Tuy nhiên cả hai nhóm này đều cho biết họ ít hài lòng nhất về nhu cầu học tập, đào tạo và nâng cao kỹ năng, hỗ trợ thể chất, sức khỏe tinh thần. Thực trạng này đòi hỏi doanh nghiệp có sự cải thiện trong chế độ phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Đại diện đơn vị khảo sát nhận định, những thay đổi trong môi trường làm việc có thể khác nhau tùy theo ngành và chủ doanh nghiệp. Trong đó, người lao động mong muốn nhất là tính linh hoạt, an toàn và phát triển nghề nghiệp. Cũng từ khảo sát trên, hơn 62% giám đốc điều hành (cấp cao) và 70% quản lý tin rằng quản lý nhóm từ xa sẽ trở thành tiêu chuẩn kể từ bây giờ; khoảng 80% trong số họ sẵn sàng lãnh đạo nhóm từ xa khi có cơ hội.
Dưới tác động Covid-19, nhân viên phải thay đổi thói quen làm việc để duy trì hiệu suất và chủ doanh nghiệp phải quản lý mọi người trong những hoàn cảnh chưa từng có. Từ cuối năm 2021, khi tình hình dần chuyển sang trạng thái bình thường mới, xu thế làm việc dịch chuyển sang mô hình lai (hybrid working).
Hybrid working là sự kết hợp làm việc từ xa và tại văn phòng khi cần thiết. Cách thức này tạo hiệu quả, linh hoạt cho cả người lao động và doanh nghiệp. Về phía công ty có thể tiết kiệm một khoản ngân sách dành cho vận hành như mặt bằng, điện nước… Không bị ràng buộc về địa lý, mô hình này giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới tiếp cận nhân tài toàn cầu.
Mặt khác, theo khảo sát kể trên, mô hình làm việc mới đòi hỏi chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) cao hơn, nhà lãnh đạo cần có sự đồng cảm, khả năng thích ứng, tính linh hoạt… Khi được hỏi về năng lực cần thiết cho nhà lãnh đạo, những người trả lời xếp hạng cao nhất cho yếu tố “khả năng thích ứng với công nghệ” và “huấn luyện các thành viên trong nhóm”.
Công nghệ được nhiều nhà lãnh đạo tập trung trong bối cảnh mới. Tận dụng sức mạnh từ công nghệ sẽ giúp tăng hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí, giao tiếp đội nhóm trôi chảy hơn, từ đó tạo đà phát triển doanh thu.
Giải pháp máy tính doanh nghiệp từ Asus
Theo khảo sát từ Asus, hiện nay các doanh nghiệp dần hướng tới giải pháp máy tính toàn diện: làm việc ở văn phòng và linh hoạt cho công việc từ xa, đáp ứng tốt nhu cầu giải trí. Trước nhu cầu này, hãng ra mắt bộ sản phẩm Expert Series dành cho doanh nghiệp gồm PC, laptop, màn hình; hỗ trợ nhu cầu làm việc linh hoạt, tăng hiệu suất vận hành.
Nổi bật trong hệ sinh thái là laptop Asus ExpertBook với ưu điểm thiết kế mỏng nhẹ, đạt chuẩn bảo mật, khả năng quản lý cấp doanh nghiệp kèm cam kết phát triển bền vững, độ bền cao.
Đầu tiên là mẫu ExpertBook B5 với có thiết kế thanh lịch, bộ khung tối giản, chế tác chính xác giúp sản phẩm có trọng lượng siêu nhẹ cùng tấm nền OLED tăng chất lượng hình ảnh. Thiết kế phù hợp với việc di chuyển cường độ cao nhờ thời lượng pin 14 tiếng.
Máy tích hợp nhiều công nghệ hiện đại nhằm cải thiện hiệu suất làm việc như vi xử lý Intel Core thế hệ 11, công nghệ khử tiếng ồn AI, hỗ trợ RAID SSD kép, Asus NumberPad 2.0. Asus nâng cấp bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu doanh nghiệp với chip TPM 2.0, khóa Kensington, cảm biến vân tay và nút gạt vật lý để che đi webcam trong trường hợp không sử dụng. Sản phẩm đạt chứng nhận Intel Evo và MIL-STD 810H cho độ bền chuẩn quân sự Mỹ.
Cao cấp hơn, người dùng có thể chọn mẫu B7 Flip với trang bị 5G, đảm bảo kết nối liền mạch ngay cả khi di chuyển. Sử dụng đường truyền riêng cũng tăng tính bảo mật dữ liệu, kết nối nhanh.
Bản lề xoay gập 360 độ cùng công nghệ chống nhìn trộm Private View, hệ thống phím tắt tiện lợi ExpertWidget tăng linh hoạt khi sử dụng ở nhiều tư thế. Máy có thêm tùy chọn bút Asus Pen4, hỗ trợ việc ghi chú, phác thảo ý tưởng hữu ích cho người bận rộn. Máy chạy chip Intel Core i7-1195G7, bộ nhớ SSD 2 TB, màn hình cảm ứng 14 inch QHD+.
Đại diện Asus nhấn mạnh, việc tận dụng các giải pháp công nghệ sẽ giúp nhà lãnh đạo xây dựng hệ thống làm việc từ xa theo cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Bộ giải pháp từ thương hiệu đáp ứng nhu cầu kết nối, lưu trữ và bảo mật dữ liệu doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu tăng hiệu quả kinh doanh, nền tảng công nghệ hiện đại còn giúp phát triển kỹ năng nhân sự, thu hút người tài.
Minh Tú
Nguồn: vnexpress.net