Hơn 150.000 doanh nghiệp dùng hóa đơn điện tử MISA

Có độ chính xác, bảo mật cao, đáp ứng các quy định về pháp lý, MISA meInvoice trở thành lựa chọn hóa đơn điện tử của nhiều doanh nghiệp.

Trải qua quá trình thẩm định khắt khe của Cơ quan Thuế, phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice thuộc Công ty Cổ phần MISA đã được Tổng cục Thuế lựa chọn là một trong 9 đơn vị đầu tiên ký hợp đồng triển khai cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế giai đoạn 1 (từ ngày 30/10/2021 đến ngày 4/11/2021).

Hiện tại phần mềm này đang được hơn 150.000 doanh nghiệp tin dùng. Đây là giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo các quy định của cơ quan thuế. Với lợi thế nhà phát hành là Công ty Cổ phần MISA – đơn vị đã ứng dụng thành công blockchain vào phần mềm hóa đơn điện tử, MISA meInvoice giúp gia tăng sự an toàn, minh bạch và chính xác của hóa đơn.

Giải pháp hóa đơn điện tử của MISA. Ảnh: MISA

Giải pháp hóa đơn điện tử của MISA. Ảnh: MISA

Với gần 30 năm triển khai các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, MISA đã phát triển hệ sinh thái với đầy đủ các nền tảng, phần mềm thuộc lĩnh vực kế toán, tài chính và quản trị. Phần mềm MISA meInvoice cũng nằm trong hệ sinh thái này, giúp dễ dàng kết nối, tích hợp và kế thừa dữ liệu từ các phần mềm khác của MISA.

Giải pháp hóa đơn điện tử MISA melnvoice sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế, rủi ro của hóa đơn giấy. Hóa đơn giấy tồn tại nhiều rủi ro như xảy ra tình trạng làm giả hóa đơn, khó khăn trong quá trình quản lý và lưu trữ, dễ thất lạc hoặc hư hại do các yếu tố tác động bên ngoài.

Mặt khác, việc sử dụng hóa đơn giấy cũng gây tốn kém cho doanh nghiệp. Để sử dụng hóa đơn giấy truyền thống, doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều khoản chi phí như: in ấn, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn… Theo số liệu khảo sát của Tổng cục Thuế, chi phí cao nhất mà doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in là khoảng 2.500 đồng mỗi tờ. Chi phí cao nhất đặt in hóa đơn là 2.000 đồng mỗi tờ.

Giải pháp của MISA đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Ảnh: MISA

Giải pháp của MISA đáp ứng các yêu cầu về pháp lý. Ảnh: MISA

Mặc dù việc sử dụng hóa đơn điện tử là một giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên để chuyển đổi theo kịp thời hạn và đúng quy định, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số trở ngại đáng kể.

Theo đại diện của MISA, để chuyển đổi hóa đơn điện tử, trước hết, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức của khách hàng. Hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy. Do vậy, khi mới áp dụng hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp sẽ gặp khó trong việc giải thích cho khách hàng, đối tác hiểu về loại hình và tính pháp lý.

Mặt khác, để triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp phải hoàn toàn chủ động các công việc khởi tạo và phát hành hóa đơn; đơn giản hóa việc phát hành, quản lý; đơn giản hóa thủ tục kê khai thuế và tình hình sử dụng hóa đơn; hóa đơn mang theo nhiều thông tin, hình ảnh đặc trưng của doanh nghiệp.

Hoài Phương

Nguồn: vnexpress.net

Bài viết cùng chủ đề: